Thư của cô Madeleine Thien viết cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20174:15 SA(Xem: 7760)
Thư của cô Madeleine Thien viết cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Blogger Mẹ Nấm và cô Madeleine Thien. Ảnh: Pen International

Kính gửi chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,

Đã gần 5 tháng kể từ phiên tòa xử chị, phiên tòa chỉ kéo dài một ngày đã kết án chị 10 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của luật hình sự Việt Nam, một bộ luật được sử dụng một cách tùy tiện và tàn bạo để bịt miệng giới đối kháng.

Tôi không rõ chị đã biết chưa, trên khắp thế giới, việc chị bị xét xử và kết án đã gây phẫn nộ và đau lòng, và trường hợp của chị được xem như một ví dụ hết sức tồi tệ mà chính phủ Việt Nam đã dùng hình phạt tù (với hậu quả là sự ly gián gia đình) để trừng trị những cuộc đối thoại lịch thiệp và ôn hòa. Phiên tòa kéo dài chỉ một ngày.

Bây giờ là 13 tháng kể từ khi chị bị bắt và giam giữ. Trong những tháng này, tôi chỉ có thể tưởng tượng được nỗi đau khổ và khốn khó lớn lao của chị, mọi người đã nghĩ đến chị, đã lên tiếng thay cho chị, và các blogger can đảm ở Việt Nam đã yêu cầu chị được trả tự do, và tiếp tục công việc mà chị đã thôi thúc mọi người. Tôi muốn chị biết rằng những nỗ lực của tất cả các cá nhân và đoàn thể này, từ những người thân yêu của chị và những người không quen biết chị, sẽ tiếp tục không ngừng cho đến khi chị được tự do.

Tôi nghĩ về tên chị, Mẹ Nấm, cái tên này là một cử chỉ đẹp đẽ và có tác động mạnh mẽ biết bao đến con cái của chị (con gái của chị là Nấm vừa mới mười một tuổi). Chị đã nói chị bắt đầu viết blog vì chị muốn con gái chị và đứa con trai hai tuổi của chị có thể sống trong một xã hội công bằng hơn. Chị hy vọng rằng mạng Internet có thể là một nơi chốn tự do và cởi mở, nơi những người bình thường có thể thảo luận và tranh luận về tương lai của họ ở bên ngoài các phương tiện truyền thông bị nhà nước theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Trên blog của chị và trên các mạng truyền thông xã hội, chị đã viết về những thách đố mà cộng đồng và gia đình chị phải đối mặt: các vấn đề xã hội, các mối quan tâm về môi trường, luật đất đai, sự tàn bạo của công an và những trường hợp tử vong trong tù. Đây là những vấn đề về nhân quyền cơ bản mà tất cả chúng ta đều có quyền tranh luận bằng lời nói và ngôn từ trong một không khí chính trị mà chị mong muốn có được: một môi trường tự do. Chị đã viết về những cuộc đấu tranh của những người khác, và chị ủng hộ việc trả tư do cho tù nhân chính trị, và vì thế, tự do của chính bản thân chị đã bị tước đoạt.

Trong vài năm qua, tôi đã viết về một người mẹ khác, một người hiện đang trong độ tuổi 80. Bà là giáo sư Ding Zilin, sáng lập viên của tổ chức Các Bà Mẹ Thiên An Môn, người trong 28 năm qua đã bị sách nhiễu, giam giữ và kiểm soát liên tục bởi chính phủ Trung Quốc. Bà và chị, cả hai là những phụ nữ đã không sợ hãi, kiên trì, tôn kính và dũng cảm. Và cả hai, những bà mẹ từ hai thế hệ khác nhau, đang cố gắng sống như bà và chị phải được sống, nói để phát triển một tự do nội bộ cần thiết cho tất cả các cuộc đối thoại lịch thiệp, lễ độ. “Tôi biết tôi không phải là một người mẹ gan dạ”, bà Ding Zilin viết. “Tôi không có sức chịu đựng. Tôi không nói những từ đẹp đầy cảm hứng. Nhưng trên con đường đấu tranh đòi quyền con người, đòi hỏi công bằng, tôi đã kiên trì và tiếp tục. Đây có thể là một cách sống khác. ”

Chị đã viết, “Cha tôi và ông nội tôi đã chọn sự im lặng vì sự an toàn của họ. Bây giờ là thời buổi của tôi, và nó phải khác đi.”

Tôi xúc động vì sự can trường của chị, vì những gì chị viết, và sự sẵn sàng của chị trực diện thực tế trong một thế giới không muốn ta nhìn thấy nó. Đời sẽ đơn giản hơn biết bao nếu ta giữ im lặng, quay lưng đi với những đau khổ của người khác và những bất công xung quanh ta. Tuy nhiên, chị đã thể hiện qua những gì chị viết và cuộc sống của chị một cam kết với tất cả chúng ta – trong và ngoài Việt Nam – cuộc đấu tranh của chị để bảo vệ các quyền cơ bản mà tất cả chúng ta đều cần có. Các quyền của chị đã bị người ta chối bỏ – đó là một phiên tòa công bằng, đúng thủ tục, và đảm bảo quyền tự do ngôn luận – đây là một sự bất công thê thảm mà chúng ta có trách nhiệm phải đối đầu.

Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, mong chị có nghị lực và can đảm. Xin chị hãy biết rằng tiếng nói của chị vẫn rõ ràng, vang dội và mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đòi tự do cho chị. Tôi đã được thôi thúc bởi nhân tính của chị, bởi lòng tin của chị vào lời nói, câu viết và bởi nhân cách tốt của chị. Tôi hy vọng có thể có cơ hội gặp tận mặt chị một ngày gần đây.

Tôi sẽ tiếp tục viết thư cho chị và nói thay chị cho đến ngày đó.

Mến chào chi,
Madeleine Thien
Montreal, Canada

Bản dịch của K. Nguyễn

Nguyên bản tiếng Anh: Day of the Imprisoned Writer – Madeleine Thien writes to Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Pen International).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 201811:59 SA
Đức Giáo hoàng Francis phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20189:00 SA
Bức thư khổng lồ được viết trên mặt đất vừa được gửi tới một phi hành gia đang ở bên ngoài vũ trụ của NASA. Câu chuyện ý nghĩa và hành trình
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20185:00 SA
Kể từ Cuộc Cách HG Iran vào năm 1979, chính quyền Iran đã đàn áp dã man chính người dân của mình và trở thành chế độ tài trợ khủng bố lớn nhất thế giới.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20182:30 SA
Ngày 18/5 vừa qua, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã tuyên bố rằng đảng cộng sản “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận” đã gây chú ý trong ng
Thứ Hai, 01 Tháng Giêng 201811:59 SA
Thái tử Ả Rập Saudi đã mời tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới thủ đô Riyadh để thuyết phục quốc gia này trở lại tiến trình hòa bình Trung Đông do Mỹ bảo trợ.
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 201710:00 CH
Nguyễn thị Cỏ May
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20177:00 CH
Giao tiếp với những người không đáng tin cậy chỉ lãng phí thời gian và cuộc sống của bạn. Vậy trong những vòng tròn giao tiếp xung quanh bạn, làm sao để nhận ra ai là người đáng tin cậy?
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20174:00 CH
"Cái kiểu gì mà lại nói rằng bạn không có quyền tồn tại ở đây, rằng bạn phải chứng minh bạn có quyền tồn tại ở đây. Tôi thì nói tôi chẳng có gì phải chứng minh hết. Thế giới này cũng thuộc về tôi."
Chủ Nhật, 31 Tháng Mười Hai 20171:00 CH
Sáng nay vô quán thấy một chú teen đang cắm cúi đọc cuốn sách dày cui có hình Steve Jobs chống cằm tư lự. Chú đọc say mê lắm, hồi lâu không ngẩng đầu lên.
Thứ Bảy, 30 Tháng Mười Hai 20172:00 SA
) 2018 sẽ là một năm khó khăn đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump và cả nước Mỹ, theo dự đoán của Lewis.