Không GPS, không Google Map - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Thứ Sáu, 29 Tháng Sáu 20189:00 SA(Xem: 8715)
Không GPS, không Google Map - các phi hành gia định vị trong vũ trụ như thế nào?

Hệ tọa độ thiên văn được xây dựng dựa trên hệ tọa độ địa lý, là một công cụ đắc lực giúp các phi hành gia định vị trong không gian.

Chúng ta đã không còn xa lạ với GPS và Google Map, những công cụ cho ta biết mình đang ở đâu trên bề mặt của Trái Đất, ở tọa độ thế nào. Và tọa độ thì được thể hiện bởi vĩ độ và kinh độ.

Đó là cách xác định vị trí trên mặt đất, còn trong vũ trụ thì sao? Đó là nơi không thể dùng đến GPS, xung quanh thì tối đen như mực, vậy phải làm thế nào?

Thực ra, cách các phi hành gia định vị vật thể ngoài không gian cũng tương tự như Trái đất, chỉ khác là với phiên bản mở rộng hơn. Nó được gọi là "Hệ tọa độ thiên văn".

Trong hành trình thám hiểm vũ trụ, khi phát hiện sao băng hay những ngôi sao nhỏ và muốn những người dưới Trái Đất cùng quan sát, hệ tọa độ thiên văn sẽ được sử dụng. "Mục đích là định vị trên bầu trời. Nó cũng giống như kinh tuyến và vĩ tuyến trên Trái Đất" - Rick Fienberg, phát ngôn viên của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ cho biết.

Hệ tọa độ thiên văn.
Hệ tọa độ thiên văn. (Nguồn: Wikipedia).

Điều khó tin là ý tưởng về hệ tọa độ thiên văn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Bản chất của nó là quan niệm coi bầu trời là một khối cầu bao quanh Trái Đất, tức Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.

"Dù điều này là hoàn toàn sai so với thực tế, nhưng ý niệm đó giúp chúng ta xây dựng được một hệ tọa độ dùng trong vũ trụ" - Christopher Palma, giáo sư thiên văn học và vật lý ĐH bang Pennsylvania nói.

Thuyết địa tâm cho ta cơ sở để xây dựng hệ tọa độ thiên văn.
Thuyết địa tâm cho ta cơ sở để xây dựng hệ tọa độ thiên văn.

Vậy "phiên bản mở rộng" này có gì khác so với phiên bản gốc?

Nó sẽ không có xích đạo mà sẽ có "xích đạo thiên cầu" - hình chiếu của xích đạo ra ngoài không gian.

Thay cho vĩ tuyến, chúng ta có "xích vĩ" - được đo theo hướng bắc hoặc nam tính từ xích đạo thiên cầu. Và thay cho kinh tuyến, chúng ta dùng "xích kinh" - được đo bằng góc về phía đông theo xích đạo thiên cầu.

Ngân hà này có tên 2XMM J143450.5+033843
Ngân hà này có tên 2XMM J143450.5+033843, những con số sau chữ J là xích kinh và xích vĩ của nó.

Do với Trái Đất, vũ trụ luôn quay tròn, vì thế đơn vị độ sẽ được thay bằng góc giờ. Ví dụ, 180 độ sẽ bằng 12 giờ xích kinh.

Phi hành gia không phải những người duy nhất phải nằm lòng hệ tọa độ thiên văn. Bất kì ai muốn quan sát sao trời để xác định phương hướng, vị trí đều có thể sử dụng hệ tọa độ này. Hầu hết tàu thuyền đều được trang bị GPS, nhưng thủy thủ vẫn phải biết hệ tọa độ thiên văn phòng trường hợp GPS không hoạt động.

"Nếu họ thấy được sao Bắc Cực, họ sẽ xác định được hướng bắc, và bằng một vài tính toán, họ cũng tìm được các hướng còn lại cũng như tìm được tọa độ của mình, nhờ vào tọa độ của sao Bắc Cực trong hệ tọa độ thiên văn" - ông Fienberg giải thích.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi