Tìm thấy sinh vật giúp tiêu hủy rác thải nhựa nhanh nhất

Thứ Ba, 05 Tháng Sáu 201810:00 SA(Xem: 6388)
Tìm thấy sinh vật giúp tiêu hủy rác thải nhựa nhanh nhất

Công trình do nhóm kỹ sư ĐH Stanford (Mỹ) kết hợp nhóm nghiên cứu ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) thực hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học của hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS).

Ngành công nghiệp sản xuất nhựa đã tăng trưởng gấp ba lần trong 25 năm qua, để lại hậu quả nặng nề tương ứng.

Mealworm tiêu hóa miếng xốp nhựa rất tốt trong điều kiện pha cám lúa mì
Mealworm tiêu hóa miếng xốp nhựa rất tốt trong điều kiện pha cám lúa mì - (Ảnh: ANJA BRADON)

Bên cạnh tái chế, các nhà khoa học cố gắng tìm những phương pháp sinh học để xử lý rác, hoặc tìm những động vật có thể tiêu hóa nhựa. Một số vài loài nấm hoặc vi khuẩn được phát hiện có thể "đảm đương" trọng trách này nhưng tiến trình xử lý diễn ra khá chậm.

Sau ba năm miệt mài, nghiên cứu sinh Anja Brandon tại ĐH Stanford và giáo sư hướng dẫn Craig Criddle đã tìm thấy loại vi khuẩn trong ruột sâu gạo có khả năng bẻ gãy polyme nhanh gấp nhiều lần.

Sâu gạo, còn gọi là sâu quy (có ba giống với ba kích cỡ lớn nhỏ khác nhau: superworm, mealworm, miniworm) được biết đến là thức ăn cho chim, sinh sản nhanh.

Trước đó, có vài nghiên cứu chỉ ra sâu gạo chỉ tiêu hóa một số loại nhựa nhiệt dẻo (polystyrene).

Hai thầy trò Brandon đặt nghi vấn và bắt đầu cho kiểm tra sâu gạo trên polyethylene (loại nhựa phổ biến hiện nay), ngoài ra còn thiết lập các nhóm đối chứng ăn nhựa pha cám lúa mì để tăng hiệu quả tiêu hóa và nhóm chỉ ăn cám.

Rác thải nhựa tràn ngập nhiều nơi
Rác thải nhựa tràn ngập nhiều nơi - (Ảnh: REUTERS).

Sau 32 ngày thí nghiệm, hơn 90% sâu sống sót, tiêu thụ 0.87gram nhựa (trên 1.8gram ban đầu). Trong khi đó, nhóm ăn nhựa polystyrene chỉ tiêu thụ 0.57gram.

Nhóm ăn nhựa pha cám tỏ ra vượt trội khi ngấu nghiến 1.1gram polyethylene và 0.98 gram polystyrene. Phản ứng hóa học trong ruột sâu gạo đã chuyển khoảng 50% nhựa thành khí CO2. Phân của sâu gạo được nhóm nghiên cứu đánh giá là an toàn cho đất trồng.

Cuối thí nghiệm, nhóm nghiên cứu phẫu thuật sâu gạo và tìm thấy điểm khác biệt về hệ vi sinh vật trong ruột giữa các nhóm sâu đối chứng. Nhóm đặt giả thuyết rằng sâu gạo đã tự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột để phù hợp với chế độ ăn bất thường.

Hiện tại, các nhà khoa học tranh cãi rằng sâu gạo không độc quyền tiêu hóa nhựa mà bản chất linh hoạt của hệ vi sinh đường ruột đã cho phép chúng chuyên biệt hóa với một số chất khá nhanh.

Nhóm ước lượng quần thể một ngàn con sâu gạo có thể tiêu thụ khoảng 0.3gram nhựa mỗi ngày, mặc dù không nhanh như chớp nhưng vẫn hơn ngồi chờ nhựa phân hủy dưới bãi chôn lấp.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.