AI: Vì sao robot trí tuệ nhân tạo thường là nữ?

Chủ Nhật, 17 Tháng Ba 20245:00 SA(Xem: 201)
AI: Vì sao robot trí tuệ nhân tạo thường là nữ?
The robot Desdemona at the AI for Good summit

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Desdemona là một trong những robot AI tại Hội nghị Thượng đỉnh AI for Good

Có một ý tưởng phổ phiến rằng trí tuệ nhân tạo (AI) ra đời để giúp chúng ta.

Đó chính là vấn đề mà Liên Hiệp Quốc vừa cố gắng giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh 'AI for Good' tại Geneva.

Sự kiện diễn ra vào tháng Bảy nhắm đến quảng bá khả năng AI giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu, và được miêu tả như một cuộc hội tụ robot hình dạng người quy mô lớn nhất.

Có robot Ai-Da (nghệ sỹ robot hình người siêu thực đầu tiên trên thế giới) và Grace (robot hỗ trợ điều dưỡng đầu tiên trên thế giới), Sophia, Nadine, và Mika. Thậm chí có cả ngôi sao nhạc rock Desdemona.

Tất cả những người máy này có một điểm chung - chúng đều được thiết kế dưới hình dạng phụ nữ. Vậy tại sao những người tạo ra chúng lại cho robot của mình các đặc tính nữ?

Có lập luận rằng lựa chọn tạo ra hệ thống giọng nói của AI bắt nguồn từ sự thiên vị giới tính. Nhưng đôi khi có một lý do ngây thơ hơn cho giới tính mà nhà thiết kế lựa chọn cho robot của họ: họ mô phỏng nó theo chính họ.

Hiroshi Ishiguro with his creation, Geminoid

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hiroshi Ishiguro và robot mà ông tạo ra, Geminoid

Đó là trường hợp của Nadine, người sáng tạo ra cô là Magnenat Thalmann mô tả cô như một 'robot selfie'. Trong khi đó, Geminoid, robot duy nhất tại hội nghị là nam, giống hệt người tạo ra nó, nhà robot học người Nhật Hiroshi Ishiguro.

Một trong những nhà thuyết trình chính tại hội nghị là Ai-Da, một cỗ máy chạy bằng AI có thể vẽ và điêu khắc, và cũng là một nghệ sỹ trình diễn.

Lisa Zevi, giám đốc điều hành của dự án Ai-Da, nói với BBC rằng trong trường hợp cụ thể này, có một lý do chính đáng để tạo ra Ai-Da với vẻ ngoài là nữ.

"Giọng nói của nữ giới thường rất ít được thể hiện ở cả không gian nghệ thuật và kỹ thuật," bà nói.

"Chúng tôi muốn đưa tiếng nói cho những nhóm ít được đại diện đó một cách hiệu quả."

Cụ thể, tính cách của Ai-Da được lấy cảm hứng từ nhà toán học thời Victoria, Ada Lovelace - vốn được nhiều người cho là lập trình viên máy tính đầu tiên - cũng như ngoại hình của cô.

Ngoài những robot được mô phỏng theo một cá nhân, một lý do cụ thể thường được đưa ra khi chọn một robot nữ: chúng ta có sự thiên vị bẩm sinh cho giọng nữ.

Karl MacDorman, một chuyên gia về robot và tương tác con người- máy tính từ Đại học Indiana tại Mỹ, tin rằng lập luận này có một cơ sở. Ông đã nghiên cứu và tìm ra rằng phụ nữ thích giọng phụ nữ hơn, và nam giới thì không thực sự có thích giọng nói của phái nào hơn.

Bằng cách thử phản ứng của họ với giọng nói, ông nhận ra sự khác biệt giữa cái mà người ta trả lời trên bảng hỏi và cái mà họ thực sự cảm thấy - phụ nữ thích giọng phụ nữ hơn hẳn những gì họ thừa nhận, và nam giới trả lời trên bảng hỏi rằng họ rất thích giọng nữ (dù họ không thực sự quan tâm), MacDorman kết luận.

Điều này, dù vậy, có thể không nói lên toàn bộ câu chuyện.

Ai-Da the robot poses with her portrait of Ada Lovelace

Nguồn hình ảnh, Ai-Da Project

Chụp lại hình ảnh,

Ai-Da chụp ảnh với bức chân dung cô vẽ Ada Lovelace

Phiên bản đầu tiên của AI như Siri và Alexa đều có giọng nữ, và công trình MacDorman được viện dẫn để biện minh cho sự lựa chọn này. Tuy nhiên ông tin rằng một vài quyết định quan trọng của công ty đã được thực hiện vì những lý do khác biệt hoàn toàn, và các phát hiện của ông chỉ đơn giản là thuận tiện.

"Tôi ngờ rằng họ quyết định trước khi tôi công bố bất kỳ công trình nào về chủ đề này," ông nói.

"Họ có thể đã quyết định vì những lý do vô thức, hoặc vì lý do mà họ có thể không muốn thừa nhận, và rồi họ muốn biện minh cho quyết định đó khi họ bị chất vấn."

MacDorman tin rằng những kỳ vọng của chúng ta có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc ra quyết định so với cái mà nhiều nhà thiết kế sẵn sàng thừa nhận. "Về mặt chất lượng dịch vụ hoặc vai trò của dịch vụ khách hàng, tôi cho rằng chúng có thể liên quan đến phụ nữ nhiều hơn nam giới."

"Lập luận ban đầu được củng cố chỉ bởi vì việc cho AI giọng nữ đã trở thành lựa chọn phổ biến."

MacDorman tin rằng việc này có thể được xem là phân biệt giới tính, vì các vai trò mà AI thường thể hiện - cung cấp thông tin hoặc dịch vụ khách hàng - theo một nghĩa nào đó là sự phục tùng.

Và ông tiết lộ rằng điều này cũng có thể ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của nam giới.

A staff sets the wig of healthcare assistant robot "Grace"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Grace là một robot trợ lý điều dưỡng được phát triển để hỗ trợ và chăm sóc người già

Kathleen Richardson, giáo sư về đạo đức và văn hóa robots và AI tại Đại học Montfort của Anh, nhớ lại khi robot hình người không có vẻ ngoài là một phụ nữ.

"Trong phòng thí nghiệm mà tôi làm việc (15 năm trước), chúng luôn được tạo ra giống trẻ em", bà nói với BBC. "Ý tưởng ở đây là, nếu chúng giống trẻ em, chúng sẽ không đe dọa con người, và người ta sẽ thoải mái hơn với việc mời chúng vào nhà họ."

Richardson nói rằng nỗ lực để khiến người máy bớt đáng sợ đã trở thành việc cho chúng hình dáng phụ nữ như chúng ta thấy ngày nay, và nó được thúc đẩy bởi lo ngại mà chúng ta đang có về vai trò ngày càng gia tăng của công nghệ.

"Bạn phải đánh bật nỗi sợ hãi sâu sắc về sự phi cá nhân hóa và phi nhân hóa đến từ việc đưa thêm công nghệ vào đời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực cá nhân," bà nói.

"Người ta viết rất nhiều về việc nó đáng sợ thế nào, kẻ hủy diệt đã ở khắp mọi nơi như thế nào. Thật đáng sợ khi có chúng ở nhà, đúng không?"

MacDorman - người cũng làm việc với các robot hàng thập kỷ nay - đồng tình rằng những nỗi lo sợ đó đã đóng một vai trò trong việc thiết kế robot, đặc biệt là từ rất sớm.

"Một người máy có hình dáng nữ thường được xem là dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là đối với trẻ em, do đó nó được xem là phù hợp hơn cho các thử nghiệm về tương tác giữa người với robot," ông nói.

Erica, a robot

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Erica là một robot được tạo ra bởi Phòng thí nghiệm Hiroshi Ishiguro của Nhật Bản

Điều này phù hợp với kinh nghiệm làm việc với robot của ông tại Nhật Bản từ 2003-2005 - nhiều thí nghiệm là với trẻ em và nhóm mà ông làm việc cùng tin rằng một người máy robot 'là nữ' có vẻ ít đáng sợ hơn.

Nhưng Richardson ngờ rằng có thể có một động cơ cơ bản nào đó ở các thiết kế robot hình người hiện đại.

Bà liên hệ robot với nghệ thuật - cái mà bạn thấy chỉ là hình ảnh trên bề mặt - và tin rằng thiết kế robot gặp phải cùng các vấn đề mà các nhà phê bình nghệ thuật hiện đại thường than thở khi họ đánh giá các bức họa lịch sử.

"Có một nhà lý thuyết nổi tiếng là Laura Mulvey - người nói về cái nhìn của nam giới trong nghệ thuật, và nghệ sỹ nam thể hiện các nhân vật nữ như thế nào. Họ thường thể hiện phụ nữ như phục tùng, khỏa thân, là đối tượng cho sự thèm khát của đàn ông. Và tôi nghĩ theo một cách, chúng ta đang thấy cái nhìn của nam giới chỉ là được lặp lại ở robot, bởi vì đó chỉ là các hình ảnh trên bề mặt - chẳng có gì phía sau những hình ảnh này. Không có sinh vật có tri giác. Không có sự sống.

"Chúng ta không thể chỉ chuyển cái gì đang diễn ra bên trong con người và trong mối quan hệ của con người sang các vật phẩm mới được tạo ra này."

Khi bà nhìn vào các nhân vật phụ nữ được nhân hóa trưng bày tại hội nghị Geneva, Richardson nói bà thấy 'một đám rối'.

MacDorman đồng tình rằng các nhà thiết kế nam dị tính - và đây là một ngành công nghiệp mà nam chiếm ưu thế, ông nói - đang chọn lựa để tạo ra các nhân vật nữ bởi vì họ quan tâm tới người khác giới.

"Chắc chắn là có sự gợi dục hóa. Các robot càng chân thực và giọng nói càng chân thực, thì xu hướng tình dục hóa nó càng lớn. Nếu có điều gì đó rất chân thực, thì có khuynh hướng nhìn nó hoặc đối xứ với nó như thể nó là con người," ông nói.

Việc tình dục hóa robot sẽ đi tới đâu? Richardson lo ngại một tương lai mà ở đó robot được sử dụng cho mục đích tình dục. Chiến dịch Chống Robot Khiêu dâm của bà có mục đích thu hút sự chú ý tới tác hại về mặt đạo đức trong việc bình thường hóa việc sử dụng công nghệ này theo cách như vậy.

Harrison Ford and Sean Young in the film Blade Runner

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trong bộ phim Blade Runner năm 1982 - dựa trên tiểu thuyết năm 1968 - một cảnh sát (Harrison Ford) bắt đầu mối tình nguy hiểm với một người máy (Sean Young)

Ý tưởng làm tình với người máy đã tồn tại trong ngành giải trí hàng thập kỷ quá, trong các bộ phim giả tưởng như Blade Runner, Blade Runner, AI Artificial Intelligence, Her and Ex Machina.

Trong cuốn Man-Made Women (Những phụ nữ nhân tạo), Richardson cảnh báo một trào lưu đang lớn mạnh - ý tưởng đã nhảy từ khoa học giả tưởng sang các talk show buổi sáng và video ca nhạc. Các nhà nghỉ búp bê tình dục đang được mở ở Barcelona, Berlin và Moscow.

"Đối với những người muốn dự các buổi nói chuyện về chủ đề này, thậm chí có một hội nghị quốc tế thường nên về tình yêu và tình dục với robot," bà viết.

Bà cảnh báo cái giá lớn phải trả khi bình thường hóa tương tác như vậy. "Cái mà chúng ta đang xây dựng trong xã hội là một ý tưởng rất ích kỷ rằng thực tế cái mà mỗi con người cảm thấy, nghĩ và trải nghiệm là 'một quan hệ'. Do đó họ có thể phóng chiếu toàn bộ các cảm giác này lên một AI.

"Nhưng người ta biết bằng trực giác rằng, một mối quan hệ bao gồm hai bên. Nó không chỉ là cái gì đó diễn ra từ một người - nó phải có gì đó xảy ra giữa bạn và một người khác. Và mối quan hệ này là cái gì đó ở giữa, phải vậy không? Nó không thể xảy ra ở một phía này hay phía kia."

MacDorman nhìn thấy tiềm năng phát triển của một ngành công nghiệp quanh chức năng này. "Có một quan ngại chung về AI, đặc biệt khi nó liên quan tới tình dục: các mối quan hệ của con người rất phức tạp. Có nguy cơ trong bất kỳ hình thức thân mật nào, và AI dễ tuân thủ hơn."

Vài người thấy nội dung khiêu dâm dễ dàng hơn hẹn hò, ông nói, và AI có thể cung cấp một cách để tránh nỗ lực giao tiếp với một người khác, và nỗi lo sợ bị từ chối.

Một mối nguy hiểm cụ thể, ông nói, là bản chất phục dịch thường thấy của AI có thể nuôi dưỡng lòng tự ái của con người.

Nhưng giá cả đắt đỏ của những robot như vậy có thể là một hạn chế đối với việc áp dụng chúng. "Để tạo dựng một người máy, cái giá tương tự như các loại robot khác," ông nói. "Để khiến chúng chân thực thì rất đắt."

Ông nhìn thấy nhiều tương lai hơn ở những nhân vật hoạt hình tương tác, hơn là các người máy ba chiều đồng hành. "Hầu hết mọi thứ có các bộ phận chuyển động đều có vấn đề. Hãy nghĩ về sự chú ý mà chiếc ô tô đòi hỏi so với bất cứ chiếc máy tính bạn đang sử dụng.

"Bạn có thể dùng máy tính nhiều hơn suốt cả ngày, và nó đòi hỏi ít chú ý hơn nhiều."

Ông nghĩ rằng bất chấp các ham muốn tình dục của chúng ta như thế nào, robot hình người sẽ không phù hợp với túi tiền của hầu hết khách hàng.

Hầu hết - nhưng không phải tất cả. "Giống như một vài người có thể mua được siêu xe, sẽ có những người có thể mua được người máy," ông nói.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn