Những điều bạn chưa biết về đất hiếm ( Tầu Chệt đang làm khó Nhật về khoản này )

Thứ Tư, 21 Tháng Ba 20189:00 CH(Xem: 8897)
Những điều bạn chưa biết về đất hiếm ( Tầu Chệt đang làm khó Nhật về khoản này )

Chắc rất nhiều bạn đã nghe nói về đất hiếm, kim loại "quý hơn vàng" giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng phi mã. Vậy đất hiếm là gì? Tại sao nó lại đắt như vậy? Mời bạn cùng tìm hiểu về đất hiếm qua bài viết dưới đây.

Đất hiếm là gì?

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.

Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.

Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:

  • Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
  • Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).

Trong vỏ Trái đất có hơn 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm, trong đó có ý nghĩa là nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật BASTNAESITE (Ce, La, Y...) , CO3(f,OH)3 và MONAZITE (Ce, La, Nd, Th, Y...) (PO4, SiO4)3.

Khai thác đất hiếm

Các nước có trữ lượng đất hiếm đáng kể:

  • Trung Quốc (27 triệu tấn chiếm 30,6% của thế giới).
  • Mỹ (13 triệu tấn chiếm 14,70%).
  • Australia (5,2 triệu tấn).
  • Ấn Độ (1,1 triệu tấn)...

Khai thác đất hiếm đòi hỏi phải có quy trình công nghệ rất cao.
Khai thác đất hiếm đòi hỏi phải có quy trình công nghệ rất cao.

Có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Malaysia... Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới.

Các nước tiêu thụ đất hiếm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Các nước xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Thái Lan. Các nước nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Australia.

Công dụng của đất hiếm

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thuỷ tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar...

  • Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện
  • Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vì lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng
  • Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trông công nghệ tuyển khoáng
  • Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử
  • Dùng chế tạo các đèn catot trong các máy vô tuyến truyền hình
  • Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
  • Dùng làm vật liệu siêu dẫn
  • Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện
  • Được ứng dụng trong công nghệ laser

Chú ý: Đất hiếm là các nguyên tố rất độc (có nhiều nguyên tố có tính phóng xạ). Vì thế, nếu khai thác không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, để khai thác, tuyển và chế biến đất hiếm đòi hỏi phải có quy trình công nghệ rất cao... Vì vậy, việc khai thác đất hiếm cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp