Giáo sư người Thụy Điển giành giải Nobel Y học 2022

Thứ Hai, 03 Tháng Mười 20221:45 CH(Xem: 1366)
Giáo sư người Thụy Điển giành giải Nobel Y học 2022

Giáo sư người Thụy Điển giành giải Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 1.

Giáo sư Svante Paabo (phải) và Vua Carl Gustaf của Thụy Điển (trái) trong chuyến tham quan Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức - Ảnh: REUTERS

Người chiến thắng Nobel Y sinh 2022 là giáo sư người Thụy Điển Svante Paabo. Ông được trao giải vì những khám phá liên quan đến "bộ gene của các loài giống người đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của con người".

"Bằng cách tiết lộ những khác biệt về gene giúp phân biệt tất cả người sống với các loài giống người đã tuyệt chủng, khám phá của Paabo cung cấp cơ sở để khám phá điều gì khiến chúng ta trở thành con người độc nhất vô nhị", Ủy ban Nobel cho biết.

Giáo sư Paabo đã khám phá ra rằng việc chuyển gene đã xảy ra từ những loài giống người đã tuyệt chủng sang Homo Sapiens (người tinh khôn) sau khi di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước.

Ban giám khảo Nobel cho biết dòng gene cổ xưa này đối với con người ngày nay có liên quan đến sinh lý học, chẳng hạn như ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng với các bệnh nhiễm trùng.

Theo báo cáo của giáo sư Paabo trong một nghiên cứu năm 2020, bệnh nhân COVID-19 có một đoạn ADN Neanderthal có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm căn bệnh này.

Giáo sư người Thụy Điển giành giải Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 2.

Thư ký Hội đồng Nobel và Ủy ban Nobel Thomas Perlmann công bố chủ nhân giải Nobel Y sinh 2022 Svante Paabo tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, ngày 3-10 - Ảnh: REUTERS

Thư ký Hội đồng Nobel và Ủy ban Nobel Thomas Perlmann đã gọi cho ông Paabo để báo tin ông giành giải Nobel Y sinh 2022 và cho biết: "Ông ấy choáng ngợp, không nói nên lời. Ông ấy hỏi liệu có thể nói với ai không, có thể kể cho vợ nghe không và tôi nói được thôi. Ông ấy vô cùng xúc động về giải thưởng này".

Khi được hỏi vì sao giải thưởng không được trao cho những tiến bộ trong việc phòng chống COVID-19, ông Perlmann cho biết đó là một câu hỏi mà ông sẽ không trả lời. "Chúng tôi chỉ nói về những người đoạt giải Nobel, chứ không phải những người không được nhận hoặc chưa được nhận".

Paabo là con trai của nhà hóa sinh đoạt giải Nobel Sune Bergstrom, là người đã cải thiện phương pháp nghiên cứu về nguồn gốc loài người, sau khi phát triển các phương pháp cho phép xét nghiệm ADN từ các di tích khảo cổ và cổ sinh vật học.

Thành tựu quan trọng của nhà khoa học Svante Paabo bao gồm giải trình tự toàn bộ bộ gene của người Neanderthal, tiết lộ mối liên hệ giữa người đã tuyệt chủng và người hiện đại.

Ông cũng đưa ra ánh sáng sự tồn tại của loài người chưa từng được biết đến trước đây là người Denisovan, từ một mảnh xương ngón tay 40.000 năm tuổi được phát hiện ở Siberia.

Nobel Y sinh là giải đầu tiên trong mùa Nobel năm nay. Chủ nhân giải Y sinh năm ngoái thuộc về hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian vì khám phá các thụ thể trên da người có thể cảm nhận nhiệt độ, xúc giác và chuyển đổi tác động vật lý thành xung thần kinh.

Những chủ nhân giải Y sinh trước đây cũng rất nổi tiếng, bao gồm Alexander Fleming, người đã phát hiện kháng sinh penicillin, mở ra kỷ nguyên sử dụng kháng sinh cho con người; hay Robert Koch, người được trao giải vì các công trình về bệnh lao vào năm 1905.

Giải Nobel Y sinh đã được trao 112 lần từ năm 1901 đến nay, trong đó có 12 phụ nữ từng được nhận giải này. Trong năm 2021, giải thưởng danh giá này đã thuộc về 2 nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác.

Trong lịch sử, chủ nhân trẻ tuổi nhất của giải Nobel Y sinh là nhà khoa học người Canada Frederick G. Banting, nhận giải năm 1923 khi mới 32 tuổi, với công trình khám phá ra hoóc môn tuyến tụy insulin điều trị bệnh tiểu đường. Chủ nhân lớn tuổi nhất là bác sĩ Mỹ Peyton Rous, nhận giải năm 1966 khi ông 87 tuổi, với công trình nghiên cứu phát hiện một số vi rút có thể gây ra ung thư.

Mỗi năm, Ủy ban Nobel sẽ trao giải thưởng trong 6 lĩnh vực gồm: y sinh học, hóa học, vật lý, văn học, khoa học kinh tế và hòa bình.

Người thắng giải danh giá nhất trong giới khoa học sẽ được trao bằng chứng nhận và khoảng tiền thưởng trị giá 10 triệu krona Thụy Điển (gần 1 triệu USD).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp