Động cơ đẩy sử dụng không khí thay nhiên liệu

Chủ Nhật, 18 Tháng Ba 20186:00 CH(Xem: 6257)
Động cơ đẩy sử dụng không khí thay nhiên liệu

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) khai hỏa động cơ đẩy vận hành bằng không khí sau hơn một thập kỷ nghiên cứu.

Động cơ đẩy tên lửa mới của ESA có thể thu, nén, sạc điện và sau đó giải phóng các phân tử khí, không đòi hỏi sử dụng nhiên liệu hóa học, Science Alert hôm nay đưa tin. Tất cả những gì cần thiết là một ít điện, nguồn năng lượng luôn có thể sản xuất dựa vào Mặt trời.

Theo kết quả thử nghiệm trên mặt đất do nhóm nghiên cứu ở ESA tiến hành, động cơ này có thể cung cấp lực đẩy cho một loạt vệ tinh mới vận hành nhiều năm ở quỹ đạo quanh các hành tinh như Trái Đất và Sao Hỏa. "Kết quả chỉ ra động cơ đẩy điện sử dụng không khí không còn là một giả thuyết mà đã trở thành một ý tưởng khả thi sẵn sàng để phát triển và một ngày nào đó sẽ vận hành trong những phi vụ mới", Louis Walpot, một trong số các nhà khoa học của ESA, cho biết.

Động cơ đẩy mới có thể giúp vệ tinh hoạt động nhiều năm trên quỹ đạo thấp của Trái đất.
Động cơ đẩy mới có thể giúp vệ tinh hoạt động nhiều năm trên quỹ đạo thấp của Trái đất. (Ảnh: ESA).

ESA tìm cách phát triển động cơ mới suốt hơn một thế kỷ. Vệ tinh thăm dò trọng lực GOCE của ESA hoạt động hơn 5 năm nhờ sử dụng một loại động cơ đẩy tương tự, mặc dù vẫn dựa vào 40 kg nhiên liệu đẩy xenon.

Dù trong môi trường chân không của vũ trụ không có phân tử khí, có thể thu thập đủ phân tử khí ở quỹ đạo thấp để cung cấp lực đẩy định kỳ cho vệ tinh. Những vùng rìa khí quyển thường làm giảm tốc độ của vệ tinh quay quanh quỹ đạo và khiến chúng rơi trở lại Trái Đất, đó là lý do cần bổ sung lực đẩy.

Chìa khóa để chế tạo động cơ đẩy mới là tìm ra cách để thu thập và nén các phân tử khí khan hiếm thay vì đẩy chúng đi xa. Sạc điện và quá trình ion hóa giữ vai trò quan trọng ở đây, cung cấp gia tốc cần thiết.

Nhóm nghiên cứu dựng một buồng chân không thử nghiệm ở Italy, mô phỏng môi trường ở độ cao 200 km và tốc độ vệ tinh 7,8km/s. Không có van hay các bộ phận phức tạp, tất cả những gì họ cần là nguồn điện để tích điện các phân tử khí để tăng tốc và đẩy chúng ra. Một hệ thống hai tầng được thiết kế để sạc hiệu quả hơn.

Động cơ đẩy tên lửa được thử nghiệm với xenon, hỗn hợp nitơ - oxy và sau đó chỉ dựa vào phân tử khí trong khí quyển. Nhóm nghiên cứu vẫn còn nhiều việc cần làm trước khi hệ thống có thể sẵn sàng để trang bị trên vệ tinh, nhưng đây là bằng chứng thuyết phục về tính khả thi của nó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Ma quỷ luôn là đề tài gây nhiều tò mò, tranh cãi luôn xuất hiện trong các truyền thuyết xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Từ khi được Elon Musk thành lập gần 2 năm về trước, phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận mang tên OpenAI đã đăng tải
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Salem, nơi được mệnh danh là "vùng đất phù thủy" gắn liền với một sự kiện lịch sử tang tóc: 19 người bị kết tội là phù thủy và bị treo cổ trước công chúng
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Có thứ gì đó rất kỳ lạ với những cây cột trụ này. Nếu quan sát gần hơn, có thể nhìn thấy những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh cây cột trụ mà không cách nào làm thủ công chỉ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.