NASA công bố ảnh chụp vũ trụ mới của kính James Webb

Thứ Ba, 19 Tháng Bảy 20223:00 CH(Xem: 1559)
NASA công bố ảnh chụp vũ trụ mới của kính James Webb

Ảnh chụp vũ trụ sâu nhất từ trước đến nay trong ánh sáng hồng ngoại của kính James Webb hé lộ nhiều ngôi sao và thiên hà xa xôi.

Cảm biến Hướng dẫn Tinh vi (FGS) của kính viễn vọng James Webb chụp bức ảnh vũ trụ sâu nhất trong ánh sáng hồng ngoại tính đến nay. Ảnh: NASA/CSA/Nhóm FGS

Cảm biến Hướng dẫn Tinh vi (FGS) của kính viễn vọng James Webb chụp bức ảnh vũ trụ sâu nhất trong ánh sáng hồng ngoại tính đến nay. Ảnh: NASA/CSA/Nhóm FGS

NASA hôm 6/7 công bố ảnh chụp hàng trăm thiên hà xa xôi trong quá trình thử nghiệm thiết bị của Kính viễn vọng Không gian James Webb. Đây là ảnh chụp vũ trụ sâu nhất từ trước đến nay trong ánh sáng hồng ngoại.

Bức ảnh do Cảm biến Hướng dẫn Tinh vi (FGS) của James Webb chụp trong 8 ngày tháng 5, bao gồm 72 ảnh chụp nhanh với thời gian phơi sáng 32 tiếng. FGS do Cơ quan Vũ trụ Canada chế tạo và không phải công cụ khoa học chuyên dụng cho việc chụp ảnh. Tuy nhiên, bức ảnh mới vẫn cho thấy sức mạnh của đài quan sát không gian mạnh mẽ và đắt tiền nhất từng được chế tạo. Nhóm phụ trách James Webb sẽ tiết lộ những hình ảnh khoa học thực sự đầu tiên vào ngày 12/7.

FGS chụp bức ảnh mới trong một thử nghiệm "nghiêng". Trong khi camera cận hồng ngoại của James Webb tập trung vào ngôi sao HD147980, kính viễn vọng này nghiêng từ bên này sang bên kia giống như một chiếc máy bay. Trong quá trình đó, FGS giúp giữ cho kính viễn vọng luôn hướng vào mục tiêu.

Hình ảnh thu được là sản phẩm phụ của công việc hỗ trợ này. Bức ảnh thể hiện vũ trụ trong thang màu từ trắng đến đỏ, màu trắng đại diện cho các vật thể phát ra ánh sáng hồng ngoại mạnh còn màu đỏ đại diện cho vật thể mờ hơn. Nhiều ngôi sao xuất hiện trong ảnh, được đánh dấu bằng các gai nhiễu xạ khiến chúng trông như dấu cộng, còn lại là các thiên hà.

Bức ảnh của FGS không hoàn hảo vì có dấu hiệu của hiệu ứng màu dithering, để lại chấm đen giữa những ngôi sao được chụp. Tuy nhiên, mục đích chính của FGS cũng không phải là chụp ảnh khoa học, NASA cho biết. Đa số ảnh của nó sẽ bị loại bỏ sau khi chụp. Nhiệm vụ của FGS là giúp các dụng cụ khác hoạt động chính xác bằng cách giữ cho James Webb hướng đúng vào những ngôi sao và thiên hà mục tiêu.

Vì không được thiết kế chuyên dụng cho việc chụp ảnh khoa học, FGS không sử dụng bộ lọc màu như các công cụ khoa học khác. Điều này đồng nghĩa giới chuyên gia không thể xác định chính xác tuổi của các thiên hà trong ảnh. Tuy nhiên, bức ảnh vẫn gợi ý rằng James Webb sẽ có những phát hiện mang tính đột phá trong tương lai. "Khi bức ảnh được chụp, tôi rất phấn khích vì có thể thấy rõ mọi cấu trúc chi tiết trong những thiên hà mờ nhạt này", Neil Rowlands, nhà khoa học tham gia phát triển FGS, chia sẻ.

Thu Thảo (Theo Space)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu