Vệ tinh chụp ảnh nhật thực từ không gian

Thứ Ba, 12 Tháng Bảy 20227:00 CH(Xem: 1507)
Vệ tinh chụp ảnh nhật thực từ không gian

Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA bắt được khoảnh khắc Mặt Trăng đi qua phía trước Mặt Trời hôm 29/6.

Nhật thực nhìn từ vệ tinh SDO hôm 29/6. Ảnh: NASA

Nhật thực nhìn từ vệ tinh SDO hôm 29/6. Ảnh: NASA

Theo Space Weather, sự kiện nhật thực hôm 29/6 kéo dài khoảng 35 phút và chỉ có thể quan sát thấy từ không gian bằng Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO). Vào thời điểm cực đại, Mặt Trăng che phủ 67% Mặt Trời.

Ảnh chụp từ SDO có độ phân giải cao đến mức có thể nhìn thấy các ngọn núi hay bề mặt lồi lõm ở rìa Mặt Trăng, thứ được chiếu sáng từ phía sau bởi lửa mặt trời.

SDO được phóng lên vào tháng 2/2010 và là một phần của mạng lưới các vệ tinh nghiên cứu Mặt Trời của NASA và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Vệ tinh chụp ảnh Mặt Trời sau mỗi 0,75 giây, giúp theo dõi từ trường, khí quyển, vết đen và các khía cạnh khác ảnh hưởng đến hoạt động của ngôi sao trong chu kỳ 11 năm đều đặn.

"SDO nghiên cứu cách Mặt Trời hoạt động và điều khiển thời tiết không gian. Các phép đo của nó về vật chất, khí quyển, từ trường và mức năng lượng của Mặt Trời đều giúp chúng ta hiểu hơn về ngôi sao", NASA nhấn mạnh.

Địa hình gồ ghề ở rìa Mặt Trăng được chiếu sáng bởi lửa mặt trời. Ảnh: NASA

Địa hình gồ ghề ở rìa Mặt Trăng được chiếu sáng bởi lửa mặt trời. Ảnh: NASA

Mặt Trời gần đây hoạt động khá tích cực do đã tiến vào giai đoạn mạnh nhất trong chu kỳ 11 năm của nó - bắt đầu từ năm 2019 và dự kiến đạt cực đại vào năm 2025. Điều này dẫn tới sự gia tăng các tia sáng mặt trời và giải phóng đáng kể plasma cùng với từ trường đi kèm từ vành nhật hoa.

Hôm 21/6, NOAA đã báo cáo phát hiện một vết đen có kích thước lớn gần gấp ba lần Trái Đất trên bề mặt Mặt Trời. Vết đen mang tên AR3038 có khả năng tạo ra lóa mạnh về phía hành tinh của chúng ta, dẫn đến các cơn bão địa từ đe dọa lưới điện và vệ tinh nhân tạo.

Đoàn Dương (Theo Space/Mail)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.