Trái Đất hít thở CO2 như thế nào

Thứ Sáu, 21 Tháng Giêng 20221:00 SA(Xem: 3149)
Trái Đất hít thở CO2 như thế nào

Đồ họa của một nhà nghiên cứu ở Viện Max Planck phản ánh cách thực vật trên Trái Đất hút và thải carbon theo từng mùa.

Trái Đất hít thở CO2 như thế nào

Trái Đất hít thở carbon. Đồ họa: Markus Reichstein

Trái Đất dường như hít vào và thở ra trong đồ họa mới hé lộ quá trình hấp thụ và giải phóng carbon khi các mùa thay đổi. Những lục địa trong đồ họa dường như xẹp đi vào mùa hè, thể hiện thời gian và vị trí thực vật phát triển và cây cối hút carbon dioxide (CO2) từ khí quyển. Đến mùa đông, các lục địa dường như phồng lên, hé lộ thời kỳ thực vật chết dần và carbon được giải phóng.

Sự thay đổi rõ rệt nhất ở khu vực ôn đới như lụa địa châu Âu và Bắc Mỹ, nơi khác biệt theo mùa rõ rệt hơn cả. Những vùng ở xích đạo không thay đổi nhiều trong suốt cả năm. Trong khi đó, một số vùng sa mạc cây cỏ thưa thớt không dự trữ hoặc giải phóng nhiều carbon.

Dữ liệu để dựng đồ họa đến từ quan sát vệ tinh và hàng trăm trạm theo dõi carbon trên khắp thế giới, theo Markus Reichstein, giám đốc Khoa tổ hợp địa hóa sinh ở Viện Max Planck tại Đức. Reichstein chia sẻ đồ họa trên mạng xã hội Twitter hôm 6/1.

Những gì thể hiện trong đồ họa là một phần quan trọng trong chu kỳ carbon hay dòng carbon luân chuyển qua hành tinh. Carbon có thể giải phóng vào khí quyển thông qua vật chất hữu cơ phân hủy và qua sự xói mòn của đất đá chứa hợp chất carbon. Ngược lại, carbon có thể bị hút bởi đại dương và cây cối. Thực vật sử dụng carbon trong quá trình quang hợp.

Tầm quan trọng của cây cối được phản ánh rõ nét trong đồ họa. Những nơi tập trung nhiều cây cối như rừng Amazon ở Brazil và các khu rừng ở Đông Âu lần lượt hút lượng lớn carbon vào mùa hè ở Nam bán cầu và Bắc bán cầu. Đồ họa không bao gồm đại dương bởi đại dương hấp thụ nhiều carbon nhưng không có mô hình rõ rệt theo mùa.

Theo Reichstein, biến đổi khí hậu đang biến đổi mô hình phát triển của thực vật trên toàn cầu, vì vậy dòng carbon ở trong và ngoài sinh quyển cũng đang thay đổi. Những thay đổi đó quá nhỏ để thể hiện bằng đồ họa nhưng sẽ có tác động khác nhau ở những nơi khác nhau. Ví dụ, mùa hè dài và ấm hơn ở Bắc bán cầu có thể tốt đối với sự phát triển của cây cối. Nhưng nhiệt độ ấm lên không kèm theo mưa như ở phần lớn khu vực Tây Mỹ, biến đổi khí hậu có thể hạn chế sự phát triển của cây cối.

"Chu kỳ carbon này và cách nó thay đổi từ tháng này qua tháng khác cho chúng ta biết nhiều điều. Về cơ bản, đồ họa cho thấy việc bảo vệ các bể chứa carbon quan trọng tới mức nào", Reichstein nói. Nghiên cứu gần đây phát hiện Amazon, một trong những "bể chứa" carbon lớn nhất hành tinh, gần đây giải phóng nhiều carbon mỗi năm hơn lượng hấp thụ do nạn chặt phá rừng và cháy rừng.

An Khang (Theo Live Science)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.