Tại sao cáp quang biển đứt liên tục?

Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Hai 202111:00 SA(Xem: 2935)
Tại sao cáp quang biển đứt liên tục?

Cáp quang biển gặp sự cố không còn là điều quá xa lạ với người dùng. Thậm chí, có đôi khi cùng lúc có tới 2, 3 tuyến cáp quang gặp sự cố, sự cố trên tuyến cáp này chưa khắc phục xong thì tuyến cáp khác lại tiếp tục đứt. Điều này khiến nhiều người dùng không khỏi thắc mắc, tại sao cáp quang biển liên tục đứt. Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao cáp quang biển liên tục đứt?

Trên thực tế cáp quang biển gặp sự cố không phải là điều hiếm gặp và có một số khu vực sẽ có tần suất xảy ra tình trạng đứt cáp quang cao hơn so với khu vực khác.

Để tìm hiểu nguyên nhân, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của các loại cáp quang ngầm dưới biển.

Cấu tạo của sợi cáp quang biển.
Cấu tạo của sợi cáp quang biển.

Nếu bạn nghĩ rằng cáp quang biển phải được đặt trong 1 hệ thống ống ngầm bao bọc kỹ càng thì bạn đã sai. Các tuyến cáp quang biển có chiều dài lên tới hàng chục ngàn km nên chúng được thiết kế với nguyên tắc gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa.

Thực tế, cáp ngầm biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển mà thôi. Ở gần bờ các tuyến cáp quang ngầm mới được gia cường bởi thép bện và các lớp tăng cường khác. Nguyên nhân là do ở gần bờ thì mực nước nông và các hoạt động hàng hải nhiều, kéo theo khả năng mỏ neo của 1 con tàu nào hay các loại lưới rà đáy biển móc phải tuyến cáp gây hư hại cao.

Dù cáp quang biển ở gần bờ được gia cường nhiều hơn nhưng vẫn rất dễ bị đứt nếu bị mỏ neo của 1 con tàu chở hàng cỡ vài chục nghìn tấn móc phải và rê đi.

Sợi cáp biển

70% các vụ đứt cáp quang trên biển là do mỏ neo tàu bè và các hoạt động đánh bắt cá của con người gây ra. Điều này giải thích tại sao các vụ đứt cáp chỉ xảy ra ở 1 số vùng nước nhất định.

Mức nước ở vùng biển Đông của Việt Nam (đặc biệt là khu vực Vũng Tàu, nơi tuyến cáp AAG đổ bộ lên đất liền) tương đối nông. Trong khi đó, hoạt động tàu bè xung quanh khu vực này lại rất lớn. Vì vậy, đây là những vùng biển dễ xảy ra tình trạng đứt cáp ngầm biển do mỏ neo của tàu thuyền.

30% các vụ đứt cáp còn lại chia đều cho các nguyên nhân sau:

  • Sự phá hoại có chủ đích của con người.
  • Do thiên tai như động đất, núi lửa ngầm hoặc trượt bùn, giông bão.

Nhiều quốc gia đã cố gắng khắc phục tình trạng đứt cáp quang biển thường xuyên bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng đều không có hiệu quả. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện giờ vẫn là đứt thì nối.

Không thể hạn chế được sự cố với các tuyến cáp biển, nhưng chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của chúng với chất lượng dịch vụ Internet bằng một số cách như sử dụng nhiều kênh truyền dẫn khác nhau, không dồn lưu lượng trên 1,2 kênh lớn và khai thác gần cạn kiệt cả băng thông dự trữ rồi ngồi chờ cáp đứt mà phải tăng tỉ lệ băng thông/dung lượng kết nối thực.

Chênh lệch về số lượng cáp quang biển

Có sự chênh lệch lớn về số lượng cáp quang biển giữa các nước trên thế giới. Các quốc gia phát triển có hệ thống cáp quang biển lớn như Mỹ (91), Anh (54), Nhật Bản (26). Trong khi đó, nhiều nước khác trên thế giới chỉ có một tuyến cáp duy nhất để kết nối Internet, hoặc hai nếu may mắn.

Theo thống kê của TechRadar Pro vào tháng 8/2020, có 19 nước, chiếm 10% quốc gia trên toàn cầu, chỉ được hỗ trợ bởi một tuyến cáp quang biển duy nhất. Trong đó có những quốc gia có dân số đông như Azerbaijan, Kazakhstan, Sierra Leone…

Có 11 quốc gia trên thế giới với tổng số người dùng gần 450 triệu dùng hai tuyến cáp quang biển.

Tại những quốc gia này nếu sự cố xảy ra thì kết nối Internet sẽ bị ngắt.

Số lượng cáp quang biển của Việt Nam là 7, với dân số hơn 97 triệu dân, hơn 68 triệu người sử dụng Internet. Có nghĩa trung bình 14 triệu dân trên một tuyến cáp, ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong khi đó, Thái Lan có 10 tuyến trên 69,8 triệu dân, Malaysia 22 tuyến trên 32,3 triệu dân, Singapore có 30 tuyến cáp trên 5,85 triệu dân.

7 tuyến cáp kết nối tới Việt Nam gồm SMW3, AAG, IA, APG, AAE-1, SJC2, ADC. Trong đó tuyến SMW3 đã được khai thác từ năm 1999 và chuẩn bị phải thanh lý, còn 2 tuyến khác là AAG và IA cũng đã vận hành từ 2009, đã 12 năm. Những tuyến cáp quang biển Việt Nam đứt trung bình 10 lần mỗi năm trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Ma quỷ luôn là đề tài gây nhiều tò mò, tranh cãi luôn xuất hiện trong các truyền thuyết xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Từ khi được Elon Musk thành lập gần 2 năm về trước, phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận mang tên OpenAI đã đăng tải
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Salem, nơi được mệnh danh là "vùng đất phù thủy" gắn liền với một sự kiện lịch sử tang tóc: 19 người bị kết tội là phù thủy và bị treo cổ trước công chúng
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Có thứ gì đó rất kỳ lạ với những cây cột trụ này. Nếu quan sát gần hơn, có thể nhìn thấy những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh cây cột trụ mà không cách nào làm thủ công chỉ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất