Ai dễ bị tấn công mạng trong năm 2022?

Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Hai 20211:00 SA(Xem: 2560)
Ai dễ bị tấn công mạng trong năm 2022?

Ai dễ bị tấn công mạng trong năm 2022? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Những thay đổi của thế giới năm 2021 đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của các cuộc tấn công tinh vi trong năm tới. Dựa vào những xu hướng mà nhóm Nghiên cứu và phân tích toàn cầu (GReAT) của Kaspersky quan sát được trong năm 2021, các nhà nghiên cứu tại đây đã đưa ra dự đoán để giúp cộng đồng công nghệ thông tin chuẩn bị cho những thử thách phía trước.

Theo đó, thiết bị di động là mục tiêu của các cuộc tấn công tinh vi, trên diện rộng. Thiết bị di động luôn là đối tượng hấp dẫn đối với những kẻ tấn công bởi chúng luôn đi cùng chủ nhân mọi lúc mọi nơi, và mỗi mục tiêu tiềm năng hoạt động như một kho lưu trữ một lượng lớn thông tin có giá trị.

Trong năm 2022, những cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng được dự báo diễn ra nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu của Kaspersky đặc biệt chú ý đến tần suất các trường hợp tội phạm mạng khai thác điểm yếu trong bảo mật của nhà cung cấp để làm tổn hại đến khách hàng của công ty. Những cuộc tấn công như vậy đặc biệt sinh lợi và có giá trị đối với những kẻ tấn công vì chúng cho phép truy cập vào một số lượng lớn các mục tiêu tiềm năng.

Theo xu hướng làm việc "bình thường mới" do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, WFH (làm việc tại nhà) tiếp tục là chủ đề bị khai thác. Với mô hình làm việc từ xa, tội phạm mạng sẽ tiếp tục sử dụng máy tính tại nhà không được bảo vệ hoặc chưa được vá lỗi của nhân viên như một cách để xâm nhập vào mạng công ty.

Cũng theo xu hướng ứng dụng công nghệ mới, các chuyên gia dự báo năm 2022 sẽ bùng nổ tấn công vào bảo mật đám mây và các dịch vụ thuê ngoài. Nhiều doanh nghiệp đang kết hợp điện toán đám mây và kiến trúc phần mềm dựa trên kỹ thuật phát triển phần mềm và chạy trên cơ sở hạ tầng của bên thứ ba, khiến các doanh nghiệp này dễ bị tấn công hơn. Điều này khiến ngày càng nhiều công ty trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công tinh vi trong năm tới.

Bên cạnh đó, các cuộc tấn công cấp thấp dưới cái tên chuyên ngành là bootkit cũng sẽ "nóng" trở lại. Do sự phổ biến của Secure Boot (Khởi động an toàn) đối với người dùng máy tính để bàn, tội phạm mạng buộc phải tìm cách khai thác hoặc tìm kiếm lỗ hổng mới trong cơ chế bảo mật này để vượt qua hệ thống bảo mật. Do đó, số lượng bootkit dự kiến sẽ tăng vào năm 2022.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20174:00 SA
ĐH. Dartmouth, Mỹ đã chế ra một dụng cụ có hình dáng đặc biệt và phủ nhôm bên ngoài, có thể cải thiện phạm vi truyền dẫn sóng không dây và tăng cường bảo mật Wi-Fi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) mới đây tuyên bố, phương pháp bảo mật sử dụng vân tay vẫn có thể bị tin tặc qua mặt
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thông điệp bằng sóng vô tuyến truyền được gửi tới hệ sao láng giềng, bất chấp nguy cơ bị người ngoài hành tinh xâm lược.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Để xe tự lái có thể trở thành hiện thực, chúng sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn nhất của mình: những khuyết điểm của con người.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chiếc te tải của Tesla là một đầu xe kéo to bản, dữ dằn và ít nhiều giống "hung thần xa lộ" – đường viền đen của nó được The Verge
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Cộng đồng thiên văn học tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic, Nga sử dụng hệ thống giả lập Astro-Model để xây dựng
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) giờ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nó là thứ được sử dụng để trả lời email tự động trên Gmail, học cách lái xe cho chúng ta ngồi chơi, sắp xếp l
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giới truyền thông Mỹ vừa cung cấp những hình ảnh cho thấy máy bay do thám thế hệ mới nhất của Lầu Năm Góc đã xuất hiện tại Vùng 51 chứ không chỉ dừng lại ở bản vẽ thiết kế.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Facebook đã quyết định đầu tư 430 triệu USD để xây một trang trại điện gió cung cấp năng lượng cho một trung tâm dữ liệu của công ty vận hành mạng xã hội lớn nhất thế giới này ở bang Nebrask, Mỹ.