Tại sao chuyến bay của Ingenuity được gọi là ‘cuộc trình diễn công nghệ’?

Thứ Năm, 25 Tháng Mười Một 20211:00 CH(Xem: 2366)
Tại sao chuyến bay của Ingenuity được gọi là ‘cuộc trình diễn công nghệ’?
dfffsss_xesu-696x471
Trực thăng Ingenuity giúp kiểm nghiệm công nghệ bay trên sao Hỏa – một điều mà những thiết bị trước đây của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chưa làm được.
Việc bay trên sao Hỏa rất khó khăn vì bầu khí quyển quá mỏng
ẢNH: NASA
Sáng 19.4, trực thăng Ingenuity thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên trên sao Hỏa, trở thành máy bay Trái đất đầu tiên cất cánh trên một hành tinh khác.
Dù chỉ lơ lửng giữa không trung khoảng 40 giây ở độ cao 3 m, chuyến bay lịch sử của Ingenuity đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình khám phá vũ trụ của NASA.
Không chỉ có ý nghĩa lịch sử, sự kiện Ingenuity cất cánh trên sao Hỏa còn được xem là “cuộc trình diễn công nghệ” có thể mở ra những khả năng mới cho nhân loại, tương tự cách mà chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright cách đây 118 năm trước đã đưa con người đến gần hơn với bầu trời xanh.
Trong cuộc phỏng vấn với Space.com trước khi chuyến bay diễn ra, Thomas Zurbuchen – phó quản trị viên ban sứ mệnh khoa học của NASA chia sẻ: “Các cuộc trình diễn công nghệ sẽ mở ra cánh cửa đến một bộ công cụ hoàn toàn khác cho con người. Đối với tôi, đây là điều thú vị nhất trong sự kiện này. Chúng tôi vẫn chưa hình dung hết những khả năng của công nghệ mới mà chúng tôi đang trình diễn”.
Gọi Ingenuity là “cuộc trình diễn công nghệ” vì nó được thiết kế để chứng minh công nghệ bay trên sao Hỏa thực sự khả thi. So với Trái đất, bầu khí quyển sao Hỏa cực kỳ mỏng, bằng 1% mật độ không khí ở Trái đất, gió thì lên đến 10 – 20 dặm/giờ (1 dặm bằng khoảng 1,6 km) và địa hình đầy núi đá khiến việc lái máy bay trực thăng ở đây không hề dễ dàng. Đó là lý do tại sao trực thăng chỉ nặng 0,6 kg trên sao Hỏa, dù trọng lượng thật trên Trái đất là 1,8 kg.
Trực thăng Ingenuity có các cánh quạt lớn quay 2.400 vòng/phút, hoạt động bằng pin lithium-ion sạc năng lượng mặt trời. Mỗi ngày nó có đủ năng lượng cho một chuyến bay khoảng 90 giây.
Tàu Perseverance sẽ hỗ trợ các hoạt động bay, chụp ảnh, thu thập dữ liệu môi trường và là trạm phát cho phép trực thăng giao tiếp với Trái đất. Chuyến bay của Ingenuity hoàn toàn tự động, vận hành nhờ các thuật toán điều khiển, dẫn đường được Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) phát triển.
Trên website chính thức, NASA khẳng định công nghệ bay của Ingenuity sẽ mở đường đưa robot và con người lên sao Hỏa trong tương lai, đồng thời nó có thể cung cấp hình ảnh với độ nét cao, tiếp cận những vùng mà các tàu thám hiểm trên mặt đất trước đây không thể xâm nhập.
Đây không phải lần đầu NASA gửi thiết bị đến sao Hỏa để trình diễn công nghệ. Trước Ingenuity, việc thử nghiệm tàu thám hiểm Sojourner và tàu CubeSats cũng được xem như những cuộc trình diễn công nghệ đem lại kết quả khả quan. Dù thế, Ingenuity vẫn là chiếc trực thăng đầu tiên có thể lơ lửng giữa bầu khí quyển sao Hỏa.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 03 Tháng Ba 201812:00 CH
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sau hơn 8 năm, Waymo, công ty con của Google, tin rằng công nghệ của mình đã sẵn sàng để đưa xe hơi tự lái hoàn toàn ra đường mà không cần con người ngồi ở ghế lái.
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20178:27 SA
Câu hỏi về việc có nên để máy tính chạy suốt ngày đêm hay là nên tắt khi không sử dụng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Trả lời cho câu hỏi này hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:01 CH
Trong thời gian qua, giới chuyên gia, nhà khoa học đã có những phát hiện bất ngờ gây chấn động giới khảo cổ trên thế giới.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:48 SA
Theo như dư đoán thì ngày 19 tháng 11 tới đây sẽ được cho là ngày tận thế...Điều này được gây ta bởi 1 hành tinh có tên là Nibiru bí ẩn. Tuy nhiện mới đây cơ quan NASA đã phải lên tiếng chấn an dư luận về việc hành tinh n