Lượng khí thải CO2 toàn cầu gần như trở về mức trước đại dịch

Thứ Sáu, 12 Tháng Mười Một 202111:00 SA(Xem: 2332)
Lượng khí thải CO2 toàn cầu gần như trở về mức trước đại dịch

Lượng khí thải CO2 toàn cầu gần như trở về mức trước đại dịch - Ảnh 1.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch - Ảnh: MSN

"Chúng tôi dự tính sẽ thấy sự tăng lượng khí thải trở lại. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là tốc độ và mức độ của nó", ông Pierre Friedlingstein, tác giả chính của nghiên cứu và nhà nghiên cứu mô hình khí hậu tại ĐH Exeter (Anh), nói.

Năm 2020, lượng khí CO2 thải ra đã giảm kỷ lục 1,9 tỉ tấn, tức giảm 5,4% so với năm trước đó, trong bối cảnh các nước phong tỏa chống dịch COVID-19, theo Hãng tin Reuters.

Báo cáo mới của Dự án carbon toàn cầu công bố ngày 4-11 dự báo lượng khí CO2 thải ra sẽ tăng 4,9% trong năm nay.

Trong số các nước có lượng khí CO2 thải ra lớn nhất, dự kiến lượng khí thải năm 2021 của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ cao hơn năm 2019, trong khi lượng khí CO2 ở Mỹ và châu Âu thải ra thấp hơn một chút.

Lượng khí thải CO2 của phần còn lại của thế giới (bao gồm tất cả các phương tiện giao thông quốc tế, đặc biệt là hàng không) dự kiến tăng 2,9% trong năm 2021, song vẫn thấp hơn 4,2% so với năm 2019.

Lượng khí thải CO2 từ tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ và khí tự nhiên) đều tăng trong năm 2021. Trong đó, lượng khí thải từ than và khí tự nhiên dự kiến sẽ tăng nhiều hơn vào năm 2021, so với mức giảm trong năm 2020.

Nghiên cứu dự đoán lượng khí thải khí CO2 toàn cầu năm nay sẽ đạt 36,4 tỉ tấn.Theo trang The Conversation, lượng khí thải CO2 của Trung Quốc hồi phục nhanh hơn các quốc gia khác. Trung Quốc là một trong số vài quốc gia vẫn tăng lượng khí thải CO2 trong năm 2020.

Báo cáo được công bố trong bối cảnh các lãnh đạo thế giới đang tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh.

Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự COP26 với mục tiêu là giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C, và tránh những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

Giới khoa học gia cho biết để làm được điều đó, lượng khí thải CO2 ròng phải về 0 vào năm 2050. Theo Reuters, tổng các cam kết toàn cầu về giảm lượng khí thải CO2 không đạt được mục tiêu này.

Hiện nay, những trận cháy rừng, bão và lũ lụt chết người đang xuất hiện thường xuyên hơn và dữ dội hơn do biến đổi khí hậu.

Ông Friedlingstein cho biết để đạt mức 0 nói trên trong 3 thập kỷ tới, cần phải giảm đáng kể lượng khí thải CO2.

"Điều cần hoàn thành mỗi năm từ nay tới năm 2050 là phải đạt mức giảm lượng khí thải tương tự như chúng ta đã đạt được trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19", giáo sư Friedlingstein nói.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 03 Tháng Ba 201812:00 CH
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sau hơn 8 năm, Waymo, công ty con của Google, tin rằng công nghệ của mình đã sẵn sàng để đưa xe hơi tự lái hoàn toàn ra đường mà không cần con người ngồi ở ghế lái.
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20178:27 SA
Câu hỏi về việc có nên để máy tính chạy suốt ngày đêm hay là nên tắt khi không sử dụng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Trả lời cho câu hỏi này hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:01 CH
Trong thời gian qua, giới chuyên gia, nhà khoa học đã có những phát hiện bất ngờ gây chấn động giới khảo cổ trên thế giới.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:48 SA
Theo như dư đoán thì ngày 19 tháng 11 tới đây sẽ được cho là ngày tận thế...Điều này được gây ta bởi 1 hành tinh có tên là Nibiru bí ẩn. Tuy nhiện mới đây cơ quan NASA đã phải lên tiếng chấn an dư luận về việc hành tinh n