Mỹ chế tạo vi mạch 'nhỏ bằng hạt cát' để theo dõi mầm bệnh trong môi trường

Thứ Ba, 05 Tháng Mười 20211:00 SA(Xem: 2318)
Mỹ chế tạo vi mạch 'nhỏ bằng hạt cát' để theo dõi mầm bệnh trong môi trường

Mỹ chế tạo vi mạch nhỏ bằng hạt cát để theo dõi mầm bệnh trong môi trường - Ảnh 1.

Bộ vi mạch xử lý siêu nhỏ có thể bay trong không khí để giám sát mức độ ô nhiễm - Ảnh: Đại học Northwestern

Theo trang SciTechDaily, nhóm kỹ sư tại Đại học Northwestern thuộc bang Illinois, Mỹ, đã nghiên cứu và chế tạo thành công một vật thể bay siêu nhỏ, có khả năng giám sát mức độ ô nhiễm không khí và mầm bệnh trong môi trường ở quy mô lớn.

Những vi mạch này hoàn toàn không có động cơ. Chúng có cấu trúc hình cánh quạt, kết cấu dẹp và được cấu tạo bởi những linh kiện điện tử siêu nhỏ.

Bên cạnh bộ phận cảm biến, những cấu trúc bay nhân tạo này còn được trang bị nguồn điện, ăngten liên lạc không dây và bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu.

Lấy ý tưởng từ quá trình phân tán hạt của cây, nhóm các nhà khoa học sử dụng mô hình máy tính để tối ưu hóa khí động học của mỗi bộ vi mạch, nhằm kiểm soát tốc độ và thời gian rơi của chúng.

Ông John Rogers, giáo sư tại Đại học Northwestern về khoa học và kỹ thuật vật liệu, cho biết: “Nhờ thiết kế đặc biệt, phần cánh quạt của vi mạch khi tương tác với không khí sẽ tạo ra những chuyển động quay ổn định và giúp chúng bay lâu hơn".“Từ đó, chúng sẽ thu thập đủ dữ liệu cần thiết để giám sát mức độ ô nhiễm không khí và đo nồng độ độc tố trong môi trường”, tờ Daily Mail trích lời giáo sư Rogers giải thích.

Ngoài ra, nhằm giảm áp lực rác thải điện tử đang đè nặng lên môi trường, giáo sư Rogers cùng các đồng sự đã sử dụng chất liệu hòa tan vô hại trong nước.

Nhờ đó, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ biến mất trong môi trường sau một thời gian nhất định.

Hiện các vi mạch siêu nhỏ này chưa được sử dụng trong môi trường tự nhiên, nhưng những phiên bản khác của chúng đã được phát triển để làm công cụ nghiên cứu bức xạ mặt trời và kiểm tra độ pH của các nguồn nước.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp