Vắc xin tiêu diệt virus bằng cách nào?

Thứ Tư, 25 Tháng Tám 202111:00 CH(Xem: 2705)
Vắc xin tiêu diệt virus bằng cách nào?
vaccine

Trước tiên chúng ta cần hiểu làm thế nào mà virus khiến chúng ta bị ốm và các tế bào đặc biệt trong cơ thể làm sao để bảo vệ chúng ta chống lại sự lây nhiễm virus.

Virus rất gian manh

Virus làm chúng ta bị ốm khi chúng xâm nhập được vào tế bào của chúng ta. Cách thức chúng xâm nhập rất phức tạp, các nhà khoa học phải nghiên cứu nhiều năm mới hiểu được đầy đủ. Nhưng bạn có thể hiểu nó đơn giản như thế này: virus có thể xâm nhập vào tế bào của chúng ta vì chúng có một chìa khóa mở được khóa cửa của tế bào. Một khi đã vào được bên trong, virus chiếm lấy quyền điều khiển tế bào, biến tế bào thành những nhà máy virus tí hon để tạo ra nhiều virus nữa. Việc này làm cho tế bào căng thẳng, mệt mỏi, đó là khi chúng ta bắt đầu cảm thấy mình bị ốm.

Những virus được tạo ra trong nhà máy virus tí hon có thể lây lan sang nhiều bộ phận trong cơ thể, làm cho chúng ta ốm nặng hơn. Chúng cũng có thể lây từ người này sang người khác, khiến cho số người bị bệnh tăng lên.Virus có thể xâm nhập vào tế bào của chúng ta vì chúng có một chìa khóa mở được khóa cửa của tế bào.

Hệ miễn dịch của bạn là lực lượng bảo vệ hữu hiệu

Hệ miễn dịch được cấu thành từ các tế bào miễn dịch, những tế bào đặc biệt sống trong khắp cơ thể. Nhiệm vụ của chúng là tìm kiếm bất cứ dấu hiệu nhiễm bệnh nào và bảo vệ tất cả các tế bào khác khi có mối đe dọa.

Có nhiều loại tế bào miễn dịch cùng làm việc với nhau để ngăn chặn và thậm chí là tiêu diệt virus. Hai loại tế bào miễn dịch rất quan trọng là tế bào B và tế bào T.

Tế bào B tạo ra một vũ khí bí mật gọi là kháng thể. Kháng thể là những hạt hình chữ Y có tính chất kết dính rất cao. Chúng dính vào toàn bộ bề mặt của chiếc chìa khóa của virus khiến cho chìa khóa đó không còn mở được khóa cửa tế bào nữa. Do đó virus không thể chui vào trong tế bào để gây viêm nhiễm.

Nếu virus dùng mánh khóe để lọt qua được các tế bào B và xâm nhập vào trong tế bào thì sẽ bị tế bào T xử lý. Tế bào T giống như những ninja của hệ miễn dịch vậy. Tế bào T tiêu diệt bất cứ tế bào nào bị nhiễm virus để ngăn chặn virus lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta thường xuyên gặp phải các loại virus, ví dụ như virus cảm lạnh thông thường, và những virus này không phải lúc nào cũng làm chúng ta ốm được vì hệ miễn dịch đã bảo vệ chúng ta. Nhưng các tế bào miễn dịch sẽ làm việc tốt hơn nếu đó là những virus mà cơ thể đã gặp trước đây.

Nếu cơ thể chúng ta gặp phải một virus mới, ví dụ như virus corona mới hiện nay, thì các tế bào miễn dịch không thể nhận ra virus này ngay lập tức. Do đó virus có cơ hội nhiễm vào tế bào và làm chúng ta bị ốm.

Vắc xin hướng dẫn cho tế bào miễn dịch nhận biết virus

Tất cả các loại vắc xin đều có một mẩu nhỏ của virus. Các tế bào miễn dịch sẽ nhận ra mẫu virus đó và chỉ cho nhau biết. Nhờ đó tế bào B và T có thể nhận ra và ghi nhớ những mẩu virus này, đôi khi trí nhớ của chúng về các virus có thể kéo dài nhiều năm.

Lần sau, khi cơ thể chúng ta gặp phải virus đó, các tế bào miễn dịch sẽ nhận ra virus ngay và có hành động đáp trả. Nếu tế bào miễn dịch có thể hành động nhanh chóng kịp thời thì chúng ta sẽ không bị ốm, và cơ thể sẽ không tạo ra thêm các virus khác nên không thể lây bệnh sang cho người khác.

Như vậy, hệ miễn dịch là một lực lượng bảo vệ hùng mạnh. Nó bảo vệ bạn hàng ngày để bạn không bị nhiễm bệnh. Nhưng đôi khi nó cần một chút giúp đỡ của vắc xin, đặc biệt là khi có một loại virus mới mà nó chưa gặp bao giờ.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi