'Thủy triều xanh' tồi tệ nhất ở Thanh Đảo

Thứ Năm, 29 Tháng Bảy 20217:00 SA(Xem: 2785)
'Thủy triều xanh' tồi tệ nhất ở Thanh Đảo

Hàng triệu tấn tảo độc hại đang phủ kín vùng biển ven bờ ở thành phố cảng Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

'Thủy triều xanh' tồi tệ nhất ở Thanh Đảo

Tảo lục bùng phát mạnh ở Thanh Đảo. Video: Reuters.

Thanh Đảo đang trải qua đợt ô nhiễm tảo tồi tệ nhất trong lịch sử với hơn 1.700 km2 diện tích biển ven bờ bị ảnh hưởng. Hiện tượng còn được gọi là "thủy triều xanh" hay "tảo nở hoa" gây ra bởi sự sinh sôi nảy nở quá mức của tảo lục.

Loại tảo này thường phát triển mạnh từ cuối mùa xuân và kéo dài khoảng 3 - 4 tháng, gây tổn hại đến hệ sinh thái biển địa phương vì chúng lấy oxy từ các sinh vật khác, đồng thời giải phóng mùi và chất độc hại trong quá trình phân hủy. Tảo lục đã xuất hiện ở Thanh Đảo từ 15 năm trước nhưng đợt bùng phát này là mạnh bất thường.

Chỉ trong tuần trước, chính quyền thành phố đã điều động hơn 12.000 tàu để thu gom khoảng 450.000 tấn tảo, China News hôm 19/7 đưa tin. Các chuyên gia từ Viện Đại dương học thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (IOCAS) ước tính rằng sẽ có hơn một triệu tấn tảo nữa được loại bỏ khỏi vùng biển trong thời gian tới.

Theo nhà nghiên cứu Yu Rencheng từ IOCAS, tảo trôi nổi ở Thanh Đảo chủ yếu đến từ bãi cạn Subei, một khu vực nước nông ngoài khơi phía bắc tỉnh Giang Tô. Bên cạnh yếu tố nhiệt độ tăng cao, việc nuôi trồng rong biển thâm canh ở khu vực gần đó cũng góp phần vào sự bùng phát của tảo lục, khi làm gia tăng các chất hữu cơ như nitơ và phốt pho từ phân bón.

Từ năm 2006, chính quyền trung ương Trung Quốc đã phối hợp với tỉnh Sơn Đông và Giang Tô để phát động chiến dịch chống lại hiện tượng tảo nở hoa. Chỉ trong hai năm 2018 và 2019, khoảng 1,99 tỷ nhân dân tệ (307,24 triệu USD) đã được chi ra để bảo vệ môi trường biển.

"Quy mô của thủy triều xanh từng thu hẹp ở một mức độ nhất định trong một vài năm nhờ nỗ lực kiểm soát nguồn nước ở phía bắc Giang Tô. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn rất khó giải quyết triệt để", Yu chia sẻ.

Đoàn Dương (Theo Reuters)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Người đàn ông tình nguyện trở thành “vật thí nghiệm” cho ca phẫu thuật cấy ghép đầu đầu tiên trên thế giới năm nay đã thừa nhận rằng giấc mơ của anh sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ngay sau khi tàu gặp nạn, thủy thủ đoàn sẽ phát các cuộc gọi khẩn cấp về trung tâm, đồng thời phóng các phao tín hiệu
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20174:00 SA
ĐH. Dartmouth, Mỹ đã chế ra một dụng cụ có hình dáng đặc biệt và phủ nhôm bên ngoài, có thể cải thiện phạm vi truyền dẫn sóng không dây và tăng cường bảo mật Wi-Fi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) mới đây tuyên bố, phương pháp bảo mật sử dụng vân tay vẫn có thể bị tin tặc qua mặt
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thông điệp bằng sóng vô tuyến truyền được gửi tới hệ sao láng giềng, bất chấp nguy cơ bị người ngoài hành tinh xâm lược.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Để xe tự lái có thể trở thành hiện thực, chúng sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn nhất của mình: những khuyết điểm của con người.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chiếc te tải của Tesla là một đầu xe kéo to bản, dữ dằn và ít nhiều giống "hung thần xa lộ" – đường viền đen của nó được The Verge
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Cộng đồng thiên văn học tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic, Nga sử dụng hệ thống giả lập Astro-Model để xây dựng
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) giờ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nó là thứ được sử dụng để trả lời email tự động trên Gmail, học cách lái xe cho chúng ta ngồi chơi, sắp xếp l