Giả thuyết mới về nguồn gốc của nước trên Trái Đất

Thứ Ba, 27 Tháng Bảy 20213:00 CH(Xem: 2507)
Giả thuyết mới về nguồn gốc của nước trên Trái Đất

Nước bao phủ 70% bề mặt Trái Đất và đặc biệt quan trọng đối với sự sống, nhưng nguồn gốc của nó vẫn là một đề tài gây tranh luận. Nhiều nhà khoa học ủng hộ giả thuyết cho rằng hành tinh của chúng ta là một vật thể cằn cỗi khi hình thành, do các khối cấu tạo nên nó nằm gần Mặt Trời và bị “sấy khô” bởi sức nóng của ngôi sao. Theo đó, phần lớn nước trên Trái Đất chỉ xuất hiện sau các sự kiện va chạm với các thiên thể băng giá ngoài vũ trụ.

Tuy nhiên, trong một báo cáo mới trên tạp chí Science, các nhà thiên văn học người Pháp do chuyên gia Laurette Piani từ Trung tâm Nghiên cứu Đại hóa và Thạch học (CNRS) tại Đại học Lorraine dẫn đầu đã phủ định giả thuyết này.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 13 mẫu thiên thạch enstatit chondrite – loại thiên thạch tương tự các khối đá không gian tạo nên Trái Đất cách đây hơn 4,5 tỷ năm. Họ đã phát hiện rất nhiều hydro bên cạnh các đồng vị của oxy. Đây là bằng chứng cho thấy Trái Đất là một hành tinh ẩm ướt ngay từ khi chào đời.

eda5385b-ef85-4758-9cff-53d5c17945d1Một mảnh thiên thạch enstatit chondrite tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Pháp
Một mảnh thiên thạch enstatit chondrite tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Pháp. Ảnh: L. Piani.

Theo tính toán của các nhà khoa học, những khối đá cấu thành Trái Đất trong quá khứ chứa lượng nước gấp ít nhất ba lần sức chứa của các đại dương trên hành tinh ngày nay. Mặc dù vậy, Piani và các cộng sự không loại trừ khả năng các vụ va chạm thiên thạch sau này tiếp tục bổ sung nước cho Trái Đất.

“Vật liệu chứa hydro đã tồn tại trong hệ Mặt Trời vào thời điểm Trái Đất hình thành, ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao khiến nước không thể ngưng tụ. Chúng tôi nhận thấy thành phần đồng vị hydro trong thiên thạch enstatit chondrite tương tự thành phần của nước được lưu trữ trong lớp phủ của Trái Đất. Khám phá này chỉ ra rằng các khối đá hợp thành hành tinh của chúng ta đã cung cấp phần lớn nước cho nó”, Piani nhấn mạnh.

Nhà nghiên cứu Anne Peslier tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA lưu ý rằng vẫn còn những câu hỏi lớn chưa được giải đáp về thời gian hấp thu nước của Trái Đất. Ví dụ như trong các đợt bắn phá của thiên thạch, lượng nước tự nhiên của Trái Đất liệu có quay trở lại đại dương hay không sau khi bị đun sôi và bay hơi. “Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã cung cấp một góc nhìn mới mẻ và quan trọng về nguồn gốc của nước trên Trái Đất”, Peslier chia sẻ.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp