Trạng thái của lửa là gì? Rắn, lỏng hay khí?

Thứ Bảy, 17 Tháng Bảy 20219:00 SA(Xem: 2713)
Trạng thái của lửa là gì? Rắn, lỏng hay khí?

Đó giờ chúng ta cứ nghĩ 4 trạng thái cơ bản tạo nên vạn vật là là lửa, đất, nước, không khí và cho rằng lửa ngang với 3 nguyên tố còn lại. Nhưng thật ra không phải vậy! Chúng ta nói lửa đối nghịch với nước vậy lửa hiển nhiên không phải dạng lỏng rồi, dạng rắn thì cũng không phải, nhìn qua thì cứ tưởng lửa là khí nhưng thực chất thì không vì khí có thể tồn tại ở một trạng thái vô thời hạn còn lửa sẽ dần biến mất.

Vậy trạng thái của lửa là gì?

Một số người lầm tưởng lửa thuộc trạng thái thứ tư là plasma, đây là trạng thái vật chất bị ion hóa mạnh. Đại bộ phận phân tử hay nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân, các electron li khai chuyển động tương đối tự do giữa các hạt. Trên Trái Đất, trạng thái plasma rất hiếm gặp và chỉ có thể hình thành khi khí tiếp xúc với điện trường hoặc nhiệt độ siêu nóng hàng chục ngàn độ C. Trong khi lửa xuất hiện khi đốt một mảnh giấy vài trăm độ, dưới ngưỡng hình thành Plasma.

Thực ra lửa không phải vật chất mà là quá trình phản ứng hóa học của các chất với nhau. Khi lửa cháy đồng nghĩa với việc một quá trình phản ứng đang diễn ra. Điều đặc biệt là lửa mang lại cho ta cảm giác sống động như ngửi thấy mùi khen khét, nghe tiếng nổ lốp bốp, gây bỏng rát khi đến gần và nhìn thấy ánh lửa bập bùng thật đẹp khiến chúng ta lầm tưởng lửa là một vật.

Để hình thành lửa cần 3 yếu tố là chất đốt, nhiệt độ và khí Oxy. Ở lửa trại, khi gỗ được làm nóng đến nhiệt độ cháy, chúng bị phân hủy giải phóng đường và các phân tử khác vào không khí, các phân tử này sau đó phản ứng với Oxy để tạo ra carbon dioxide (CO2), nước (H2O), một vài chất khác, kèm với đó là nhiệt và phát xạ ánh sáng nên ta thấy được hình dạng của lửa.

Hình chóp đặc trưng của ngọn lửa mà chúng ta thấy phụ thuộc vào trọng lực, khí nóng loãng hơn nên sẽ được đẩy lên trên. Không có trọng lực, lửa sẽ không còn hình dạng bập bùng nữa mà trở thành hình cầu phát sáng. Màu sắc mà lửa phát ra phụ thuộc vào nhiệt độ các phân tử khi bị đốt cháy:

  • Lửa đỏ: 500 – 1.000 °C
  • Lửa cam: 1.100 °C – 1.200 °C
  • Lửa trắng: 1.300 °C – 1.500 °C
  • Lửa xanh dương: 3.000 °C

Ngoài ra, màu sắc của lửa còn phụ thuộc vào nhiên liệu đốt như canxi có màu da cam, đồng clorua có màu xanh lá và kali clorua có màu tím. Và cuối cùng khi nhiên liệu hoặc oxy cạn kiệt, ngọn lửa lụi dần và biến mất với một làn khói như chưa bao giờ xuất hiện. Tuy vậy, tầm quan trọng của lửa đối với nhân loại là vô cùng to lớn, không có lửa, con người không thể phát triển đến ngày hôm nay!

Theo Khoa Học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi