Trực thăng NASA vượt qua đêm lạnh trên sao Hỏa

Thứ Tư, 07 Tháng Tư 20212:00 SA(Xem: 3696)
Trực thăng NASA vượt qua đêm lạnh trên sao Hỏa

Trực thăng Ingenuity không bị hư hỏng sau một đêm chịu đựng nhiệt độ đóng băng -90 độ C, một cột mốc trong hành trình hướng tới chuyến bay đầu tiên.

Robot Perseverance chụp hình trực thăng Ingenuity hôm 4/4. Ảnh: NASA.

Robot Perseverance chụp hình trực thăng Ingenuity hôm 4/4. Ảnh: NASA.

Miệng hố Jezero, lòng hồ cổ đại trên sao Hỏa, địa điểm hoạt động hiện nay của robot tự hành Perseverance và trực thăng Ingenuity, có thể hạ xuống nhiệt độ -90 độ C, đủ thấp để gây thiệt hại nghiêm trọng có các bộ phận điện và bộ pin của trực thăng.

Mẫu trực thăng nặng 1,8 kg tách ra hôm 3/4 từ vùng bụng của robot tự hành Perseverance, nơi nó vẫn nép vào trước khi cất cánh từ Trái Đất hồi tháng 7 năm ngoái. Ingenuity đã trải qua nhiều chuyển động để mở cánh bên dưới robot, sau đó rơi từ độ cao 10 cm xuống bề mặt sao Hỏa.

"Đây là lần đầu tiên Ingenuity đậu trên bề mặt sao Hỏa", MiMi Aung, giám đốc dự án Ingenuity ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California, cho biết. "Nhưng chúng tôi xác nhận phương tiện trang bị lớp cách nhiệt, bộ sưởi phù hợp và có đủ năng lượng trong bộ pin để sống sót qua đêm lạnh, một thành công lớn với cả đội. Chúng tôi rất hào hứng khi tiếp tục chuẩn bị để Ingenuity bước vào chuyến bay đầu tiên".

Khi Ingenuity cất cánh, dự kiến sớm nhất vào ngày 11/4, nó sẽ thực hiện chuyến bay có kiểm soát sử dụng động cơ đầu tiên trên hành tinh khác. Để kỷ niệm thành tựu tương tự trên Trái Đất, Ingenuity mang theo miếng vải từ chiếc máy bay của anh em nhà Wright, Flyer 1. Ingenuity, trực thăng lắp động cơ cánh quạt đầu tiên được đưa tới sao Hỏa, là một thách thức với các kỹ sư thiết kế vì một số lý do. Nó cần đủ nhỏ để gắn bên dưới robot tự hành mà không ảnh hưởng tới nhiệm vụ của Perseverance là tìm kiếm bằng chứng về sự sống vi sinh vật cổ đại trên sao Hỏa.

Ingenuity cũng phải siêu nhẹ để bay qua khí quyển sao Hỏa chỉ đặc bằng 1% so với khí quyển Trái Đất, đồng thời vẫn duy trì đủ năng lượng để tự sưởi ấm và trải qua những đêm lạnh giá. Lớp khí quyển mỏng của sao Hỏa cũng khiến phương tiện khó sản sinh lực nâng và bay lên cao hơn.

Không lâu sau khi Perseverance thả Ingenuity xuống giữa khu vực bay của nó, robot tự hành lùi ra xa khỏi chiếc trực thăng. Điều này cho phép pin mặt trời trên trực thăng thu thập ánh nắng. Perseverance gửi về ảnh chụp 4 chân của trực thăng chạm xuống bề mặt hành tinh đỏ hôm 4/4. Cánh quạt của chiếc trực thăng đang xếp chồng lên nhau sẽ được mở ra hôm 7/4. Ban điều khiển trên Trái Đất sẽ gửi lệnh để trực thăng "động đậy" cánh.

Chiếc trực thăng cũng cần trải qua một số kiểm tra đối với hệ thống máy tính, giúp Ingenuity tự động bay trong khí quyển sao Hỏa. Do Ingenuity không dựa vào năng lượng và nguồn nhiệt từ robot, nó có thể truyền thông tin về hiệu suất của hệ thống cấp điện và kiểm soát nhiệt trong vòng hai ngày tới. Điều này sẽ cho phép nhóm kỹ sư xác định cấu hình cần thiết để đảm bảo Ingenuity có thể "sống sót" trong 30 ngày làm nhiệm vụ.

Ingenuity là vật thể hiện công nghệ. Nhiệm vụ của nó khá ngắn so với kế hoạch khám phá miệng hố Jezero trong 2 năm của robot. Chiếc trực thăng sẽ thực hiện 5 chuyến bay thử nghiệm trong vòng 30 ngày Trái Đất. Trong suốt thử nghiệm bay đầu tiên, Ingenuity sẽ bay lên cao 3 m, đổi hướng và tiếp đất. Thử nghiệm này sẽ kéo dài khoảng 30 giây. Những chuyến bay tương lai sẽ kiểm tra khả năng bay cao và lâu hơn của phương tiện.

An Khang (Theo CNN)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu