Hoãn kế hoạch làm chệch hướng tiểu hành tinh

Thứ Tư, 03 Tháng Ba 20217:00 SA(Xem: 2892)
Hoãn kế hoạch làm chệch hướng tiểu hành tinh

NASA lùi lịch phóng tàu vũ trụ DART với nhiệm vụ làm chệch hướng hai tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái Đất sang năm 2022.

Mô phỏng tàu DART lao tới hệ thống tiểu hành tinh Didymos. Ảnh: Johns Hopkins APL/Steve Gribben.

Mô phỏng tàu DART lao tới hệ thống tiểu hành tinh Didymos. Ảnh: Johns Hopkins APL/Steve Gribben.

Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh đôi (DART) là sứ mệnh bảo vệ Trái Đất đầu tiên của NASA sử dụng một tàu vũ trụ để làm thay đổi quỹ đạo của các tiểu hành tinh nguy hiểm. Vụ phóng ban đầu được lên kế hoạch từ ngày 21/7 đến 24/8 năm nay nhưng trong một tuyển bố mới, NASA cho biết sẽ lùi lịch tới tháng 2/2022.

Tàu vũ trụ DART sẽ nhắm đến hệ tiểu hành tinh đôi gần Trái Đất có tên là Didymos, gồm hai tiểu hành tinh chênh lệch kích thước quay quanh nhau, có đường kính 780 m và 160 m. Hệ thống này quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 1,0 - 2,3 đơn vị thiên văn (AU). Một AU xấp xỉ bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, điều đó có nghĩa là chúng tiềm ẩn nguy cơ va chạm với hành tinh của chúng ta.

Năm 2003, Didymos đã bay qua Trái Đất ở khoảng cách 7,18 triệu km và dự đoán trong lần tiếp cận gần tiếp theo vào năm 2123, khoảng cách sẽ ngắn lại chỉ còn 5,9 triệu km.

Mô phỏng hình dạng và so sánh kích thước của hai tiểu hành tinh trong hệ thống Didymos. Ảnh: NASA.

Mô phỏng hình dạng và so sánh kích thước của hai tiểu hành tinh trong hệ thống Didymos. Ảnh: NASA.

Quyết định hoãn sứ mệnh DART được đưa ra bởi lãnh đạp cấp cao của Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học NASA (SMD) sau khi đánh giá rủi ro về tiến độ của dự án. Đánh giá cho thấy các vấn đề kỹ thuật xuất hiện ở hai bộ phận chính của tàu vũ trụ, bao gồm máy ảnh trinh sát để điều hướng quang học (DRACO) và mảng pin năng lượng mặt trời có thiết kế cuộn (ROSA). Trong khi DRACO cần được gia cố để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi quá trình phóng, các mảng năng lượng mặt trời chưa được hoàn thiện do các vấn đề chuỗi cung ứng gây ra bởi đại dịch.

"Tại NASA, thành công và an toàn của sứ mệnh là điều được đặt lên hàng đầu. Sau khi đánh giá rủi ro, rõ ràng DART chưa đủ an toàn để triển khai như kế hoạch ban đầu", Thomas Zurbuchen, phó quản trị viên của SMD, nhấn mạnh.

Khi sẵn sàng, tàu DART sẽ được phóng lên bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California, Mỹ. Nhiệm vụ của con tàu là thử nghiệm một kỹ thuật bảo vệ mới, bằng cách đâm vào hệ tiểu hành tinh để làm thay đổi quỹ đạo của nó thông qua tác động động lực học.

Tàu DART cũng mang theo một vệ tinh Cubesat nhỏ có tên là Light Italian, còn được gọi là LICIACube, để chụp ảnh các tiểu hành tinh và gửi về Trái Đất. NASA đang làm việc với SpaceX và Chương trình Dịch vụ Phóng (LSP) để xác định cơ hội triển khai sứ mệnh sớm nhất có thể.

Đoàn Dương (Theo Space
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu