Robot NASA sắp đối mặt '7 phút kinh hoàng' trên sao Hỏa

Chủ Nhật, 21 Tháng Hai 20211:00 SA(Xem: 2419)
Robot NASA sắp đối mặt '7 phút kinh hoàng' trên sao Hỏa

Các nhà nghiên cứu NASA sẽ trải qua khoảng thời gian thót tim trong lúc chờ tín hiệu xác nhận hạ cánh thành công từ robot Perseverance.

Mô phỏng tàu Mars 2020 mang robot Perseverance bay tới gần sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Mô phỏng tàu Mars 2020 mang robot Perseverance bay tới gần sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Khi robot thăm dò sao Hỏa Perseverance của NASA, phòng thí nghiệm sinh học vũ trụ tự động đặt bên trong khoang kín, tiến tới chặng cuối cùng trong hành trình kéo dài 7 tháng từ Trái Đất, nó sẽ phát cảnh báo vô tuyến khi lao qua khí quyển mỏng của sao Hỏa. Vào thời gian tín hiệu truyền tới các chuyên gia phụ trách nhiệm vụ ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) gần Los Angeles cách đó 127 triệu km, Perseverance đã đáp xuống hành tinh đỏ nguyên vẹn nếu may mắn.

Theo dự kiến, robot tự hành 6 bánh sẽ mất 7 phút để hạ thấp dần từ tầng trên cùng của khí quyển sao Hỏa tới bề mặt hành tinh, ít hơn so với thời gian 11 phút để sóng vô tuyến truyền tới Trái Đất. Chuyến hạ cánh tự động hôm 18/2 sẽ diễn ra trong khoảng lặng đáng sợ mà các kỹ sư JPL ví như "7 phút kinh hoàng".

Al Chen, người đứng đầu đội kỹ sư hạ cánh của JPL, gọi đây là phần mấu chốt và nguy hiểm nhất trong nhiệm vụ trị giá 2,7 tỷ USD. "Chúng tôi không bao giờ có thể đảm bảo thành công", Chen chia sẻ. "Điều đó đặc biệt đúng khi chúng tôi tìm cách hạ cánh robot tự hành to lớn, nặng nề và phức tạp nhất mà chúng tôi từng chế tạo ở khu vực nguy hiểm nhất".

Dựa trên các phát hiện từ gần 20 lần tiếp cận sao Hỏa của Mỹ (tính từ lần bay qua năm 1965 của tàu Mariner 4, Perseverance có thể tạo điều kiện để giới nghiên cứu kết luận liệu sự sống có tồn tại bên ngoài Trái Đất, đồng thời mở đường cho những nhiệm vụ có người lái tới hành tinh đỏ. Điều kiện tiên quyết là robot tự hành hạ cánh an toàn. Quá trình hạ cánh thành công phụ thuộc vào một chuỗi thao tác phức tạp từ mở dù siêu thanh khổng lồ tới triển khai càng đáp phản lực để hạ thấp dần, sau đó lơ lửng trên mặt đất trong lúc robot tự hành tiếp đất bằng dây dù. "Perseverance cần tự làm hết tất cả. Chúng tôi không thể giúp gì cho nó trong suốt thời gian này", Chen nói.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, nhóm kỹ sư của NASA sẽ nhận được tín hiệu vô tuyến xác nhận Perseverance hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa ở mép châu thổ sông cổ đại đã biến mất từ lâu và lòng hồ. Từ đó, robot tự hành chạy bằng pin hạt nhân lớn ngang chiếc xe SUV nhỏ sẽ thực hiện mục tiêu chủ chốt trong nhiệm vụ kéo dài hai năm, sử dụng loạt thiết bị phức tạp để tìm dấu hiệu của sự sống vi khuẩn có thể phát triển trên sao Hỏa cách đây hàng tỷ năm.

Các công cụ tiên tiến sẽ khoan mẫu vật từ lớp đá sao Hỏa, niêm phong trong ống lớn cỡ điếu thuốc để đưa về Trái Đất nhằm phân tích kỹ hơn. NASA đang hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) lên kế hoạch hai nhiệm vụ trong tương lai phục vụ thu thập mẫu vật và mang về Trái Đất.

Perseverance, robot tự hành thứ 5 và phức tạp nhất mà NASA từng đưa tới sao Hỏa từ thời robot Sojourner năm 1997, còn tích hợp một số máy móc không liên quan tới sinh học vũ trụ, trong đó có trực thăng không người lái nhỏ tên Ingenuity. Ingenuity sẽ thử nghiệm bay ở hành tinh khác lần đầu tiên. Nếu thành công, cỗ máy nặng 1,8 kg sẽ mở đường cho hoạt động giám sát trên không ở độ cao thấp trong những nhiệm vụ sau này ở sao Hỏa. Một thí nghiệm khác là thiết bị lọc oxy tinh khiết từ carbon dioxide trong khí quyển sao Hỏa, công cụ vô giá giúp hỗ trợ sự sống cho con người trong tương lai và sản xuất nhiên liệu đẩy để đưa phi hành gia bay về nhà

Chướng ngại vật đầu tiên của Perseverance sau chuyến bay 472 triệu km từ Trái Đất là đưa robot tự hành đáp nguyên vẹn xuống đáy miệng hố Jerezo Crater đường kính 45 km. Các nhà khoa học tin rằng khu vực này có thể chứa nhiều vi sinh vật hóa thạch. Tuy nhiên, địa hình miệng hố rất gồ ghề do bị những dòng nước cổ đại chảy qua xói mòn.

An Khang (Theo Reuters)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi