Phi hành gia đi bộ ngoài không gian ở độ cao 400 km

Thứ Bảy, 06 Tháng Hai 20213:00 CH(Xem: 3794)
Phi hành gia đi bộ ngoài không gian ở độ cao 400 km

Hai phi hành gia NASA bước ra ngoài không gian trong gần 7 tiếng để bảo trì và nâng cấp Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Phi hành gia đi bộ ngoài không gian ở độ cao 400 km

Victor Glover Jr. tháo bỏ tấm bảo vệ ăng-ten. Video: Twitter.

Phi hành gia Mike Hopkins và Victor Glover Jr. (NASA) thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài 6 tiếng 56 phút hôm 27/1 ở độ cao hơn 400 km phía trên Kazakhstan. Đây là chuyến đi bộ không gian thứ 233 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Hai phi hành gia hoàn thiện việc lắp đặt Bartolomeo, khoang chứa hàng nằm ngoài module Columbus của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), đồng thời nâng cấp module Columbus với thiết bị đầu cuối giúp liên lạc với các trạm dưới mặt đất của ESA. Trong chuyến đi bộ, Glover cũng dỡ bỏ một tấm bảo vệ ăng-ten không còn cần thiết.

Đây là lần đi bộ ngoài không gian đầu tiên của Glover và là lần thứ ba với Hopkins. Dù bộ đồ chuyên dụng cồng kềnh trở thành không trọng lượng ngoài vũ trụ, các phi hành gia vẫn thường nhận xét những chuyến đi bộ là nhiệm vụ thách thức và nặng nhọc nhất mà họ thực hiện ngoài không gian.

Glover và Hopkins dự kiến thực hiện chuyến đi bộ tiếp theo vào ngày 1/2. Với nhiệm vụ này, hai phi hành gia sẽ hoàn tất chương trình thay thế pin cũ ngoài trạm ISS bắt đầu từ tháng 1/2017.

Glover, Hopkins, phi hành gia Shannon Walker (NASA) và Soichi Noguchi (Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản) bay lên trạm ISS bằng tàu Crew Dragon của SpaceX hồi tháng 11 năm ngoái. Phi hành đoàn hiện gồm 7 thành viên, 3 người còn lại là Kate Rubins (NASA), Sergey Ryzhikov và Sergey Kud-Sverchkov (Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos).

Phi hành đoàn sẽ thực hiện một số chuyến đi bộ ngoài không gian khác vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3. Trong những chuyến đi bộ, các phi hành gia sẽ trải qua chu kỳ ngày và đêm mỗi 45 phút, hoạt động dưới ánh Mặt Trời nóng sáng cũng như môi trường lạnh và tối ngoài vũ trụ. Nguyên nhân là trạm ISS bay quanh Trái Đất với tốc độ lên đến 28.000 km mỗi giờ.

Dù không cảm nhận được ảnh hưởng trực tiếp của cái lạnh và sức nóng, phi hành gia vẫn có thể thấy ớn lạnh. Do đó, thiết bị sưởi lắp trong găng tay sẽ giúp giữ ấm cho bàn tay, theo chuyên gia Vincent LaCourt tại NASA.

Thu Thảo (Theo CNN)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu