Khó tin tính năng chống ung thư của loại thuốc “xưa cũ”

Thứ Tư, 16 Tháng Mười Hai 20203:00 CH(Xem: 4846)
Khó tin tính năng chống ung thư của loại thuốc “xưa cũ”
te-bao-ung-thu

Trong nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania (Mỹ), các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng vancomycin sau khi họ được xạ trị. Khi đó, loại khác sinh cũ kỹ này bỗng có tương tác bất ngờ với hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích hệ miễn dịch của bệnh nhân “trỗi dậy” đủ mạnh để tiêu diệt nốt những gì xạ trị còn để lại ở khu vực có khối u và cả các tế bào ung thư còn lang thang ở những vị trí xa trong cơ thể.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là xu hướng mới của những năm gần đây và được các nhà khoa học khắp thế giới dày công nghiên cứu. Thế nhưng, tạo nên một liệu pháp miễn dịch kết hợp được với xạ trị, lại dựa trên một loại thuốc có sẵn sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí nghiên cứu. Hơn nữa, sau thử nghiệm lâm sàng thành công nói trên, phương pháp có thể được ứng dụng trong một tương lai gần.

Theo phó giáo sư – tiến sĩ Andrea Facciabene, Trường Y khoa Perelmann trực thuộc Đại học Pennsylvania, đây còn là một phương pháp bền vững vì tác động đến cơ chế sâu xa điều khiển hệ miễn dịch: các vi khuẩn đường ruột; giúp đào tạo cơ thể tự chống lại căn bệnh thay vì chỉ đơn thuần trị bệnh. Loại thuốc này đặc biệt cải thiện chức năng của các tế bào đuôi gai, dạng tế bào truyền tin giúp các tế bào T (Tế bào T, hoặc tế bào lympho T, là một loại tế bào lympho – một phân lớp của bạch cầu – đóng một vai trò trung tâm trong miễn dịch qua trung gian tế bào) của hệ miễn dịch biết chính xác mình phải tấn công cái gì. Phương pháp được chứng minh là hiệu quả với nhiều loại ung thư khác nhau.

Vancomycin còn được cấu thành bởi các phân tử lớn, vì vậy nó sẽ được “giam lỏng” trong ruột bệnh nhân nhưng không lưu thông đến phần còn lại của cơ thể như các kháng sinh khác, vì thế giảm thiểu tác dụng phụ của loại thuốc này lên các cơ quan khác.

Sau bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Clinical Investigation, các tác giả cho biết họ đang thúc đẩy để bắt đầu giai đoạn thử nghiệm phương pháp xạ trị kết hợp vancomycin này trực tiếp tại các phòng khám.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Người đàn ông tình nguyện trở thành “vật thí nghiệm” cho ca phẫu thuật cấy ghép đầu đầu tiên trên thế giới năm nay đã thừa nhận rằng giấc mơ của anh sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ngay sau khi tàu gặp nạn, thủy thủ đoàn sẽ phát các cuộc gọi khẩn cấp về trung tâm, đồng thời phóng các phao tín hiệu
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20174:00 SA
ĐH. Dartmouth, Mỹ đã chế ra một dụng cụ có hình dáng đặc biệt và phủ nhôm bên ngoài, có thể cải thiện phạm vi truyền dẫn sóng không dây và tăng cường bảo mật Wi-Fi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) mới đây tuyên bố, phương pháp bảo mật sử dụng vân tay vẫn có thể bị tin tặc qua mặt
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thông điệp bằng sóng vô tuyến truyền được gửi tới hệ sao láng giềng, bất chấp nguy cơ bị người ngoài hành tinh xâm lược.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Để xe tự lái có thể trở thành hiện thực, chúng sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn nhất của mình: những khuyết điểm của con người.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chiếc te tải của Tesla là một đầu xe kéo to bản, dữ dằn và ít nhiều giống "hung thần xa lộ" – đường viền đen của nó được The Verge
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Cộng đồng thiên văn học tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic, Nga sử dụng hệ thống giả lập Astro-Model để xây dựng
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) giờ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nó là thứ được sử dụng để trả lời email tự động trên Gmail, học cách lái xe cho chúng ta ngồi chơi, sắp xếp l