Những giấc mơ đến từ đâu?

Thứ Bảy, 05 Tháng Chín 20201:00 CH(Xem: 3618)
Những giấc mơ đến từ đâu?

Đó là một câu hỏi lâu đời, chúng ta đã thắc mắc và đưa ra nhiều lý thuyết trong hàng thiên niên kỷ. Mới đây, trong một nghiên cứu về 24.000 giấc mơ cho thấy chúng dường như là sự tiếp nối của thực tế.

Trong khi các nền văn minh cổ đại giải thích những giấc mơ có nguồn gốc siêu nhiên hoặc tâm linh thì trong xã hội hiện đại, chúng ta có nhiều khả năng phân tích giấc mơ của mình dưới góc độ cuộc sống thực, tìm kiếm những mối liên hệ có ý nghĩa liên kết nội dung của giấc mơ với kinh nghiệm sống trong ngày.

“Nghiên cứu đã nhiều lần cung cấp sự ủng hộ mạnh mẽ cho điều mà các nhà khoa học gọi là “giả thuyết liên tục của những giấc mơ” - hầu hết các giấc mơ là sự tiếp nối của những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nó chỉ ra rằng cuộc sống hàng ngày tác động đến giấc mơ (ví dụ: lo lắng trong cuộc sống dẫn đến những giấc mơ có ảnh hưởng tiêu cực) và ngược lại (ví dụ: mơ tác động đến các kỹ năng giải quyết vấn đề)”, nhà khoa học máy tính Alessandro Fogli từ Đại học Roma Tre ở Ý giải thích.

giac-mo
Các nhà khoa học cho rằng, hầu hết các giấc mơ là sự tiếp nối của những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Những lý thuyết tâm lý này bắt nguồn từ công trình nghiên cứu của Sigmund Freud và những người khác vào thế kỷ XX. Sigmund Freud là người đã dẫn đầu quan điểm cho rằng ý nghĩa tiềm ẩn của những giấc mơ có thể được mở ra khi được xem xét trong bối cảnh trải nghiệm thế giới thực của một người.

Trong phân tích về giấc mơ hiện đại, các nhà trị liệu cố gắng giúp bệnh nhân giải thích giấc mơ của họ, thông qua việc sử dụng các báo cáo về giấc mơ, tìm kiếm manh mối, biểu tượng và cấu trúc có thể tương ứng với các phần khác trong cuộc sống của người mơ.

Một trong những hệ thống được coi là tốt nhất để giải thích các báo cáo giấc mơ được gọi là hệ thống Hall và Van de Castle, hệ thống mã hóa các giấc mơ về các nhân vật xuất hiện bên trong chúng, các tương tác mà các nhân vật này có và ảnh hưởng của những tương tác này sau đó đối với các nhân vật.

Tuy nhiên, có một vấn đề với hệ thống ở quá trình sàng lọc thủ công thông qua các báo cáo giấc mơ để xác định các yếu tố này có thể là một quá trình chậm và tốn thời gian, đó là lý do tại sao các nhà khoa học về giấc ngủ ngày nay liên tục xem xét các giải pháp thuật toán có thể tự động hóa nhiệm vụ nhận dạng và chú thích nội dung giấc mơ theo phương pháp Hall và Van de Castle.

Trong nghiên cứu mới của mình, Fogli và nhóm của ông đã đưa ra một phương pháp mới để thực hiện điều. Đó là một phương pháp mà họ đã sử dụng để theo dõi giấc mơ của mọi người trên quy mô rộng lớn, phân tích tập hợp 24.000 giấc mơ từ cơ sở dữ liệu khổng lồ về các báo cáo giấc mơ có tên DreamBank.

“Chúng tôi đã thiết kế một công cụ tự động chấm điểm các báo cáo giấc mơ bằng cách vận hành thang đo phân tích giấc mơ được sử dụng rộng rãi bởi Hall và Van de Castle”, các nhà nghiên cứu giải thích.

Công cụ xử lý giấc mơ của nhóm giúp đơn giản hóa hệ thống Hall và Van de Castle, phân tích văn bản các báo cáo giấc mơ và tập trung vào: Các nhân vật, tương tác xã hội đồng thời cả từ cảm xúc.

"Ba chiều này được coi là những yếu tố quan trọng nhất trong việc hỗ trợ giải thích những giấc mơ vì chúng xác định cốt lõi của một cốt truyện giấc mơ: Ái đã có mặt, những hành động nào đã được thực hiện và những cảm xúc nào đã được thể hiện”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Khi họ so sánh kết quả đầu ra của công cụ xử lý ngôn ngữ với các ghi chú được chú thích bằng tay của các báo cáo giấc mơ do các chuyên gia về giấc mơ đưa ra, kết quả khớp với khoảng ba phần tư thời gian. Đây không phải là một điểm tuyệt đối, nhưng là một tín hiệu đầy hứa hẹn cho thấy những phát triển công nghệ như thế này có thể dẫn đến những loại đột phá mới trong nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng dữ liệu để hỗ trợ giả thuyết về sự liên tục - quan điểm cho rằng những giấc mơ là sự tiếp nối của những gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Theo các nhà nghiên cứu, các báo cáo giấc mơ chứa nhiều "dấu hiệu thống kê" phản ánh những gì người mơ có thể trải qua trong cuộc sống thực.

Mặc dù vẫn chưa thể khẳng định chính xác những giấc mơ của chúng ta thực sự có ý nghĩa gì và chúng đến từ đâu, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết những cách tiếp cận như thế này trong tương lai sẽ giúp việc định lượng các khía cạnh quan trọng của giấc mơ trở nên dễ dàng hơn, thậm chí có thể giúp xây dựng công nghệ thu hẹp khoảng cách hiện tại giữa cuộc sống thực và mơ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp