NASA đã cứu con người khỏi “ngày tận thế” như thế nào?

Thứ Năm, 03 Tháng Chín 20205:00 CH(Xem: 4855)
NASA đã cứu con người khỏi “ngày tận thế” như thế nào?
ngay-tan-the-696x435

Theo tờ insider, đầu những năm 1980 là thời điểm đáng nhớ. Khi đó các nhà khoa học lo sợ đến mức họ tin rằng nếu không có gì ngăn chặn thì thế giới gặp thảm kịch vào năm 2065: cây trồng chết hết, vật nuôi không còn con nào, nuôi trồng thủy sản cũng thất bại, tỷ lệ ung thư cao, nhiệt độ ở Washington DC cao sẽ khiến bạn bị cháy nắng nghiêm trọng.

Nhóm các nhà khoa học từ NASA và Nhóm khảo sát Nam cực của Anh đã phát hiện ra một phần tầng ozone ở Nam Cực bị phá hủy nghiêm trọng. Nó có thể khiến tầng ozon ở  khu vực này trở nên cực kỳ mỏng.


Không có tầng ozone, tia cực tím chiếu xuống bề mặt, chúng ta sẽ bị ung thư da, cây trồng sẽ chết.

Trong khi đó, tầng ozone là khu vực trong tầng bình lưu hấp thụ tia UV có hại từ mặt trời, đó chính là kem chống nắng tự nhiên cho Trái Đất. Khoảng thời gian đó, nồng độ ozone đã giảm tới 67%. Rất may NASA đã có ý tưởng khá tốt giải quyết những gì đang diễn ra. 

Các nhà khoa học đã nhanh chóng tìm ra thủ phạm và gióng lên hồi chuông cảnh báo về hóa chất độc hại CFC. Chúng phổ biến trong các sản phẩm như thuốc xịt, tủ lạnh, chúng dễ dàng được lựa chọn trong nhiều sử dụng vì không độc hại trực tiếp lên con người nhưng cực kỳ độc hại với tầng ozone.

Nếu lượng CFC tiếp tục không được kiểm soát thì không chỉ tầng ozone ở vùng lạnh bị ảnh hưởng mà còn ở nhiều vùng khác. Dự đoán đến năm 2020 khoảng 17% sẽ xuất hiện trên toàn thế giới, một lỗ thủng tầng ozone tương tự sẽ hình thành ở Bắc Cực. Đến năm 2040, 70% tầng ozone sẽ có khả năng biến mất. Đến năm 2050, vùng nhiệt đới sẽ mất tầng ozone hoàn toàn.

Không có tầng ozone, tia cực tím chiếu xuống bề mặt, chúng ta sẽ bị ung thư da, chúng ta sẽ bị đục thủy tinh thể ở mắt, động vật sẽ bị đục thủy tinh thể, cây trồng chết.

May mắn các nhà hoạch định chính sách đã lắng nghe giới khoa học và họ đã hành động. Nghị định thư Montreal đã được ký kết có hiệu lực vào năm 1987, làm giảm lượng CFC có hại. Đến năm 1996, CFC đã bị cấm hoàn toàn ở các nước phát triển. 

Và ngày nay, dữ liệu vệ tinh Now chỉ ra rằng lỗ thủng ozone đang trong quá trình hàn gắn. Và nếu chúng ta tiếp tục giữ vững nó thì có thể được chữa lành hoàn toàn vào cuối thế kỷ này.

Theo infonet
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20174:00 SA
ĐH. Dartmouth, Mỹ đã chế ra một dụng cụ có hình dáng đặc biệt và phủ nhôm bên ngoài, có thể cải thiện phạm vi truyền dẫn sóng không dây và tăng cường bảo mật Wi-Fi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) mới đây tuyên bố, phương pháp bảo mật sử dụng vân tay vẫn có thể bị tin tặc qua mặt
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thông điệp bằng sóng vô tuyến truyền được gửi tới hệ sao láng giềng, bất chấp nguy cơ bị người ngoài hành tinh xâm lược.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Để xe tự lái có thể trở thành hiện thực, chúng sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn nhất của mình: những khuyết điểm của con người.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chiếc te tải của Tesla là một đầu xe kéo to bản, dữ dằn và ít nhiều giống "hung thần xa lộ" – đường viền đen của nó được The Verge
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Cộng đồng thiên văn học tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic, Nga sử dụng hệ thống giả lập Astro-Model để xây dựng
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) giờ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nó là thứ được sử dụng để trả lời email tự động trên Gmail, học cách lái xe cho chúng ta ngồi chơi, sắp xếp l
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giới truyền thông Mỹ vừa cung cấp những hình ảnh cho thấy máy bay do thám thế hệ mới nhất của Lầu Năm Góc đã xuất hiện tại Vùng 51 chứ không chỉ dừng lại ở bản vẽ thiết kế.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Facebook đã quyết định đầu tư 430 triệu USD để xây một trang trại điện gió cung cấp năng lượng cho một trung tâm dữ liệu của công ty vận hành mạng xã hội lớn nhất thế giới này ở bang Nebrask, Mỹ.