Máy in 3D sinh học in da trực tiếp lên vết thương

Thứ Bảy, 29 Tháng Tám 20205:00 SA(Xem: 4374)
Máy in 3D sinh học in da trực tiếp lên vết thương

Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã tổ cuộc thi mang tên AlphaDogfight và trận chung kết đã diễn ra hôm thứ Năm vừa qua 20/8, khi đưa một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty Heron Systems thiết kế để chống lại một phi công là con người trong một tình huống mô phỏng không chiến.

Đối thủ của AI là một sinh viên tốt nghiệp Khóa học về vũ khí của Lực lượng Phòng không với biệt danh "Banger", theo Breaking DefenseMột nhà bình luận chuyên nghiệp, Justin Mock của DARPA, nói rằng thuật toán AI đã thể hiện "khả năng ngắm bắn siêu phàm" trong trận không chiến. Trong suốt cả cuộc chiến mô phỏng, phi công là con người không bắn trúng đích đối thủ được lần nào.

Theo ban tổ chức, cuộc giao chiến mô phỏng này dựa trên "kịch bản chiến đấu một chọi một", trong đó người tham gia sẽ trải nghiệm cuộc chiến theo kiểu cổ điển như thời Thế chiến II, với các máy bay gắn súng ở phía trước. Điều này cũng cho thấy rằng mặc dù trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng, thì cần phải làm việc nhiều hơn nữa trước khi sẵn sàng cho các hệ thống AI này đối mặt với những phức tạp của chiến tranh hiện đại.

Không chiến với trí tuệ nhân tạo, phi công F-16 của Mỹ thua trắng 5 hiệp - Ảnh 1.

Theo Ben Bell, kỹ sư máy học cấp cao của Heron, thì môi trường mô phỏng giúp cho chiến binh AI có lợi thế hơn đối thủ của nó. Tuy nhiên, ngược lại thì môi trường ảo cũng cho phép phi công con người thực hiện các thao tác chiến đấu với cường độ cao, thứ mà họ không thể làm trong thế giới thực.

"Dù sao đi nữa, thành tựu đạt được là rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống AI", Bell nói. "Chương trình này đã bắt đầu chưa đầy một năm trước và AI đã học hỏi rất nhanh, đạt được tri thức tương đương khoảng '12 năm kinh nghiệm' trong suốt quá trình bao gồm 4 tỷ mô phỏng".

Trước đó tại các vòng đấu loại, AI này đã đánh bại các phi công là con người khác cũng như các thuật toán AI khác.

Năm ngoái, DARPA giải thích rằng mặc dù AI có thể đánh bại con người trong các trò chơi như cờ vua, nhưng không có AI nào đang tồn tại "có thể vượt qua con người trong một cuộc thi chiến đấu không chiến tốc độ cao". Đây cũng là động lực thúc đẩy cơ quan này cố gắng thay đổi và đưa AI vào các hoạt động máy bay không người lái trong tương lai.

Không chiến với trí tuệ nhân tạo, phi công F-16 của Mỹ thua trắng 5 hiệp - Ảnh 2.

Trong tương lai, đồng đội của các phi công Mỹ có thể là những thuật toán AI.

Theo mô tả của DARPA, trong tương lai, một chương trình mang tên ACE của họ có thể "cung cấp khả năng cho phép phi công tham gia các nhiệm vụ chỉ huy không quân trên toàn cầu ở quy mô rộng lớn hơn, trong khi máy bay và các hệ thống không người lái sẽ là đồng đội của họ để tham gia vào các nhiệm vụ chiến thuật riêng lẻ."

Bình luận về các mục tiêu đầy tham vọng của chương trình ACE, Đại tá Dan Javorsek, giám đốc chương trình tại Văn phòng Công nghệ Chiến lược của DARPA, cho biết năm ngoái cơ quan này đã hình dung về "một tương lai trong đó AI xử lý việc điều động trong tích tắc trong các trận không chiến, giữ cho các phi công con người an toàn hơn và chiến đấu hiệu quả hơn, bằng cách sắp xếp một số lượng lớn các hệ thống không người lái thành một mạng lưới các hiệu ứng chiến đấu áp đảo."

Với sự quan tâm ngày càng tăng của Bộ Quốc phòng Mỹ đối với AI, DARPA không phải là đơn vị duy nhất theo đuổi các loại cơ hội này. Hồi đầu tháng 6 vừa qua, Trung tướng Không quân Jack Shanahan, người đứng đầu Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo Liên hợp, cho biết Không quân Mỹ cũng đang xem xét việc đưa một máy bay không người lái tự động điều khiển bằng AI để chống lại một máy bay chiến đấu có người lái, trong một trận không chiến vào năm tới.

Tham khảo BI

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Ma quỷ luôn là đề tài gây nhiều tò mò, tranh cãi luôn xuất hiện trong các truyền thuyết xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Từ khi được Elon Musk thành lập gần 2 năm về trước, phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận mang tên OpenAI đã đăng tải
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Salem, nơi được mệnh danh là "vùng đất phù thủy" gắn liền với một sự kiện lịch sử tang tóc: 19 người bị kết tội là phù thủy và bị treo cổ trước công chúng
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Có thứ gì đó rất kỳ lạ với những cây cột trụ này. Nếu quan sát gần hơn, có thể nhìn thấy những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh cây cột trụ mà không cách nào làm thủ công chỉ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất