Quan điểm tranh cãi của chuyên gia Mỹ: Loại năng lượng từng gây thảm họa ở Nhật Bản là thứ duy nhất thực sự có thể cứu Trái đất

Thứ Tư, 05 Tháng Tám 20203:00 SA(Xem: 6282)
Quan điểm tranh cãi của chuyên gia Mỹ: Loại năng lượng từng gây thảm họa ở Nhật Bản là thứ duy nhất thực sự có thể cứu Trái đất

“Thế giới thực sự cần xem lại cách tiếp cận và xử lý vấn đề biến đổi khí hậu” – đó là quan điểm do nhà khoa học chính trị Joshua S. Goldstein và kỹ sư năng lượng Staffan A. Qvist đưa ra mới đây.

Cụ thể thì trong một bài viết trên tạp chí Wall Street, bộ đôi tin rằng nhân loại hiện không thể giải quyết câu chuyện Trái đất nóng lên chỉ bằng những nguồn năng lượng từ gió và Mặt trời. Chính xác hơn là chúng không đủ nhanh. 

Viễn cảnh đẹp nhất là khi cả thế giới đạt được mức độ như Đức – quốc gia dẫn đầu về năng lượng sạch, thì lượng điện “sạch” sản sinh ra cũng chỉ đạt 1/5 nhu cầu của loài người.

Quan điểm tranh cãi của chuyên gia Mỹ: Loại năng lượng từng gây thảm họa ở Nhật Bản là thứ duy nhất thực sự có thể cứu Trái đất - Ảnh 1.

Với viễn cảnh tươi đẹp nhất ấy, chúng ta cần 150 năm để giải quyết số carbon đang tồn đọng trên Trái đất. Trong khi đó theo Goldstein và Qvist, các chuyên gia khí tượng tin rằng hành tinh của chúng ta chỉ còn khoảng 3 thập kỷ trước khi đạt đến đỉnh của thảm họa khí hậu.

Thậm chí ngay cả khi chúng ta có thể đẩy nhanh tốc độ của các nhà máy điện gió hay điện Mặt trời, thì đây vẫn là những nguồn năng lượng không ổn định. Đành là đó đều là những nguồn năng lượng vĩnh cửu, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, hơn nữa lại đòi hỏi quá nhiều diện tích.

Và giải pháp gói gọn trong một nguồn năng lượng

2 nhà khoa học tin rằng câu trả lời chính là điện hạt nhân – hay điện nguyên tử.

“Cái thế giới cần là một nguồn tạo điện không carbon, có thể dễ đạt đến quy mô lớn, mang lại một nguồn năng lượng ổn định, đáng tin cậy bất kể điều kiện, mà không cần phải mở rộng diện tích đất” – trích lời Goldstein và Qvist trên Futurism.

“Năng lượng hạt nhân đáp ứng đủ các yêu cầu đó.”

Quan điểm tranh cãi của chuyên gia Mỹ: Loại năng lượng từng gây thảm họa ở Nhật Bản là thứ duy nhất thực sự có thể cứu Trái đất - Ảnh 3.

Nhưng ý kiến của 2 chuyên gia có thể vấp phải khá nhiều tranh cãi, do những hậu quả năng lượng hạt nhân đã gây ra. Nhắc đến điện hạt nhân, những cái tên như Chernobyl hay Fukushima sẽ hiện lên một cách đầy ám ảnh. Người Nhật thậm chí đã nghĩ đến câu chuyện từ bỏ các nhà máy điện nguyên tử, dù chưa thành thực.

Vậy theo bạn, điện hạt nhân có phải là giải pháp dành cho Trái đất?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Người đàn ông tình nguyện trở thành “vật thí nghiệm” cho ca phẫu thuật cấy ghép đầu đầu tiên trên thế giới năm nay đã thừa nhận rằng giấc mơ của anh sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Ngay sau khi tàu gặp nạn, thủy thủ đoàn sẽ phát các cuộc gọi khẩn cấp về trung tâm, đồng thời phóng các phao tín hiệu
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20174:00 SA
ĐH. Dartmouth, Mỹ đã chế ra một dụng cụ có hình dáng đặc biệt và phủ nhôm bên ngoài, có thể cải thiện phạm vi truyền dẫn sóng không dây và tăng cường bảo mật Wi-Fi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) mới đây tuyên bố, phương pháp bảo mật sử dụng vân tay vẫn có thể bị tin tặc qua mặt
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thông điệp bằng sóng vô tuyến truyền được gửi tới hệ sao láng giềng, bất chấp nguy cơ bị người ngoài hành tinh xâm lược.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Để xe tự lái có thể trở thành hiện thực, chúng sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn nhất của mình: những khuyết điểm của con người.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chiếc te tải của Tesla là một đầu xe kéo to bản, dữ dằn và ít nhiều giống "hung thần xa lộ" – đường viền đen của nó được The Verge
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Cộng đồng thiên văn học tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic, Nga sử dụng hệ thống giả lập Astro-Model để xây dựng
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) giờ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nó là thứ được sử dụng để trả lời email tự động trên Gmail, học cách lái xe cho chúng ta ngồi chơi, sắp xếp l