Thứ gì sẽ còn đáng sợ hơn cả khủng bố? Chính là trí tuệ nhân tạo!

Thứ Năm, 04 Tháng Sáu 202011:00 SA(Xem: 6145)
Thứ gì sẽ còn đáng sợ hơn cả khủng bố? Chính là trí tuệ nhân tạo!
Al-Khalili

Các tổ chức khủng bố hiện vẫn là mối đe dọa thường trực tại nhiều nơi trên thế giới. Nhưng trong tương lai, sẽ có một thách thức nữa còn kinh khủng hơn cả khủng bố nữa. Đó chính là trí tuệ nhân tạo – hay AI (artificial intelligence).

Cụ thể, đây là lời cảnh báo mới đây của Jim Al-Khalili, giáo sư vật lý từ ĐH Surrey (Anh Quốc). Ông tỏ ra hết sức lo ngại với tốc độ phát triển AI “quá nhanh” như hiện nay, trong khi không có được sự kiểm soát thực sự rõ ràng

Al-Khalili cho biết, trong tương lai, AI sẽ khiến các quốc gia phát triển như Anh Quốc dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm an ninh mạng. Đồng thơi, họ sẽ phải đối phó với nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, sau khi AI chiếm mất chỗ con người trong nhiều công việc khác nhau.

“Vài năm trước nếu được hỏi về các thách thức lớn với con người trong tương lai, tôi chắc chắn sẽ nêu về biến đổi khí hậu, vi khuẩn kháng thuốc, nạn thiếu lương thực, và khủng bố” – ông chia sẻ.

“Nhưng giờ đây, tôi chắc chắn vấn đề quan trọng nhất chúng ta cần bàn đến là tương lai của AI. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo sẽ có tác động vượt trội hơn hẳn so với các vấn đề khác”.

“Trình độ của các hacker như hiện tại đã rất đáng sợ, thì chẳng có gì ngăn được những kẻ khủng bố tấn công các mạng lưới an ninh trong tương lai. Chúng có thể hack vào hệ thống cấp năng lượng, hệ thống vận chuyển, thậm chí là hệ thống nhà băng quân đội”.

“Rõ ràng, chúng ta đang không kiểm soát sự phát triển của AI. Vấn đề rất đáng lưu tâm hiện tại là khả năng AI dẫn đến sự mất cân bằng trong công việc. Con người mất việc, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, và để lại một khoảng trống lớn đối với con người”.

Robot đầu tiên trên thế giới được là công dân của một nước - Sophia - cũng có hệ thống AI rất đáng nể.
Robot đầu tiên trên thế giới được là công dân của một nước – Sophia – cũng có hệ thống AI rất đáng nể.

Trên thực tế, sự phát triển của AI đã được dự báo sẽ đem lại một cuộc cách mạng còn lớn hơn cả internet. Tuy nhiên, đây cũng không phải lần đầu tiên các học giả tỏ ra lo ngại về điều này. Khi AI và công nghệ phát triển quá nhanh mà không kiểm soát, sẽ có một vài công ty, tập đoàn trở nên thực sự hùng mạnh.

Mối đe dọa của AI thậm chí được sánh với công nghệ chỉnh sửa gene trong sinh học. Nếu không cẩn thận, cả hai đều có thể gây nguy hiểm cho xã hội loài người.

“Chúng ta cần để tâm hơn. Nếu công chúng không quan tâm, các nhà chức trách cũng sẽ chẳng để ý. Và nếu không kiểm soát, AI có thể gây thảm họa”.

Lấy ví dụ, nếu như AI được vũ trang hóa – như drone gắn súng hoặc bom chẳng hạn, mọi chuyện sẽ trở nên cực kỳ khủng khiếp.

Theo Al-Khalii, nhiều người hiện vẫn còn đang tưởng AI là câu chuyện của tương lai rất xa. Nhưng trái lại, nó đang dần trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. Đó là Siri của Apple, Alexa của Amazon, và vô số thuật toán machine-learning khác của Facebook, Google.

Trong tương lai, AI có thể tái cấu trúc lại toàn bộ xã hội của chúng ta. Nhưng thay đổi theo hướng nào – tốt hay xấu – thì cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Đó là những gì giáo sư Al-Khalili muốn nói.

Theo helino
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu