Công nghệ in 3D sản xuất 1.000 tấm bảo vệ mặt mỗi ngày

Thứ Ba, 07 Tháng Tư 20201:00 SA(Xem: 4940)
Công nghệ in 3D sản xuất 1.000 tấm bảo vệ mặt mỗi ngày

MỹNhóm nghiên cứu Đại học Northwestern in 3D tấm chắn bảo vệ mặt ngừa lây nhiễm chéo nCoV, khắc phục tình trạng thiếu đồ bảo hộ y tế.

David Walker đeo tấm chắn bảo vệ mặt. Ảnh: Sci Tech Daily.

David Walker đeo tấm chắn bảo vệ mặt. Ảnh: Sci Tech Daily.

Tấm chắn bảo vệ mặt là một phần không thể thiếu trong bộ đồ bảo hộ cá nhân (PPE) của nhân viên y tế khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Khi các nhà nghiên cứu Chad A. Mirkin và David Walker ở  Đại học Northwestern, Illinois, Mỹ, nghe về tình trạng thiếu thốn PPE trong bệnh viện, họ lập tức bắt tay vào sản xuất tấm chắn bảo vệ mặt bằng công nghệ in 3D mang tên HARP, một máy in cao 4 mét với bàn in rộng 0,2 m2 có thể in gần 0,5 mét mỗi giờ.

Mirkin và cộng sự công bố thiết kế của HARP trên tạp chí Science hồi tháng 10/2019. HARP dựa vào phiên bản mới đang chờ cấp bằng sáng chế của công nghệ SLA (stereolithography) cho phép biến đổi nhựa lỏng thành đồ vật cứng. HARP in theo chiều thẳng đứng, sử dụng ánh sáng cực tím để xử lý nhựa. Quá trình này có thể in các bộ phận cứng, đàn hồi và thậm chí cả gốm sứ sử dụng cho sản xuất xe hơi, máy bay, nha khoa, dụng cụ chỉnh hình, thời trang và nhiều ngành khác.

Tấm chắn bảo vệ mặt bao gồm ba bộ phận là vòng nhựa cứng đeo quanh đầu, tấm nhựa trong chắn trước mặt và dây đeo đàn hồi. Cùng với đồng nghiệp James Hedrick ở Đại học Northwestern, Mirkin và Walker thành lập công ty Azul 3D sản xuất 1.000 tấm chắn bảo vệ mặt mỗi ngày bằng cách vận hành máy in 24/7. Các thành viên đội tình nguyện làm việc theo ca kéo dài 6 tiếng để duy trì sản xuất liên tục.

Công ty Azul 3D sẽ phụ trách in vòng nhựa cứng đeo quanh đầu và hợp tác với một công ty địa phương chuyên cung cấp tấm nhựa trong cắt bằng tia laser. Một đối tác khác phụ trách tiệt trùng và đóng gói các bộ phận thành kit dễ lắp ráp để cung cấp cho các bệnh viện trong vùng. Nhóm nghiên cứu cho biết tấm chắn bảo vệ mặt có thể tái sử dụng.

An Khang (Theo Sci Tech Daily)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi