Kính kim cương - cứu tinh của smartphone màn hình gập

Chủ Nhật, 02 Tháng Hai 20209:00 CH(Xem: 5515)
Kính kim cương - cứu tinh của smartphone màn hình gập

Kính kim cương được cho là có độ bền cao hơn, giúp hạn chế các tác động ngoại lực với màn hình. Thêm vào đó, nó cũng có khả năng kháng nước và dầu.

Điểm yếu chung trên những chiếc smartphone gập hiện tại như Samsung Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola Razr nằm ở phần màn hình khi chúng chỉ được hoàn thiện từ chất liệu nhựa. Điều này khiến chúng dễ bị trầy xước, hỏng hóc khi chịu tác động từ ngoại lực hoặc các vật sắc nhọn.

Tại CES 2020, Akhan Semiconductor đã đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề trên bằng một loại kính kim cương với tên gọi Miraj Diamond Glass. Ông Adam Khan, nhà sáng lập kiêm CEO của Akhan Semiconductor, cho biết loại kính kim cương này vừa đảm bảo độ cứng trong khi vẫn có thể gập lại được.

Kinh kim cuong - cuu tinh cua smartphone man hinh gap hinh anh 1 galaxyfold.jpg

Điểm yếu chung của những chiếc smartphone màn hình gập hiện tại nằm ở phần màn hình nhựa. Ảnh: CNet.

"Bản thân kim cương nano vốn có tính dẻo. Chúng tôi cũng đã có thể phủ nó lên thủy tinh dẻo để sử dụng trên những chiếc smartphone màn hình gập", Khan chia sẻ.

Miraj Diamond Glass là một loại kim cương nano được phát triển trong phòng thí nghiệm. Nó có thể sử dụng để phun lên một bề mặt của vật có độ này 100 nanomet, tương đương 1/10.000 độ dày của một sợi tóc. Theo đó, kim cương nano có thể được phủ lên một tấm nhựa hoặc kính uốn cong chưa qua xử lý.

Theo CNet, giá bán cao cùng độ bền chưa được kiểm chứng trong thời gian dài là nguyên nhân chính khiến smartphone màn hình gập khó có thể tiếp cận với nhiều người dùng. Với loại kính kim cương mới, những thiết bị này sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các tác động ngoại lực.

Akhan Semiconductor không phải là công ty duy nhất đang nghiên cứu vật liệu bảo vệ cho smartphone màn hình gập. Nhà sản xuất kính cường lực Corning cũng đang phát triển một loại kính cường lực Gorilla Glass mới đủ mỏng để có thể gập lại nhưng vẫn không bị vỡ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Wired, John Bayne, Phó chủ tịch Corning cho biết thách thức lớn nhất là tạo ra một chiếc kính đủ mỏng để uốn cong nhưng vẫn không làm mất khả năng phục hồi cần thiết để bảo vệ màn hình.

Trên thực tế, Corning đã chế tạo thành công một loại kính có độ dày 0,1 mm và có thể uốn cong với bán kính vòng cung 5 mm. Tuy nhiên, chúng chưa thể sử dụng trên những chiếc smartphone màn hình gập do độ bền chưa cao.

Kinh kim cuong - cuu tinh cua smartphone man hinh gap hinh anh 2 1.jpg

Miraj Diamond Glass hứa hẹn cho độ bền cao hơn, hạn chế tình trạng trầy xước trên smartphone gập. Ảnh: CNet.

Kim cương được biết đến là một trong những vật liệu cứng nhất trên Trái Đất. Trong một thử nghiệm gần đây, kính kim cương này còn có thể chống lại tia laser. Nhiều khả năng, tinh thể kim cương có thể loại bỏ được nếp nhăn ở phần màn hình gập đang tồn tại trên Galaxy Fold, Mate X hay Motorola Razr.

Miraj Diamond Glass cũng được thiết kế để có thể phủ lên phần khung của những chiếc smartphone gập. Vì thế, các nhà sản xuất sẽ không cần phải gia cố thêm phần viền bằng thép. Từ đó, họ có thể tạo ra các thiết bị mỏng nhẹ hơn. Vật liệu này cũng có khả năng kháng nước và dầu. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò tản nhiệt, giúp thiết bị hoạt động mát hơn, kéo dài tuổi thọ pin.

Khan tiết lộ mức chi phí sản xuất kính kim cương không chênh lệch nhiều so với kính cường lực Gorilla Glass từ Corning. Tuy nhiên, mức giá cụ thể của loại kính này vẫn chưa được tiết lộ.

Hiện tại, một số ý kiến trái chiều cho rằng kính kim cương và tinh thể sapphire có thể cứng, nhưng chúng lại dễ vỡ hơn. “Kính có thể bị vỡ tan thành nhiều mảnh, trong khi nhựa chỉ bị trầy xước”, Tom Gitzinger, kỹ sư tại Motorola cho biết.

Trong năm 2019, các nhà sản xuất di động đã làm được nhiều điều đáng chú ý như thương mại hóa smartphone màn hình gập, cải thiện khả năng chụp ảnh...

Đức Hải

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp