Cây nhân tạo giúp làm sạch không khí với công suất tương đương 368 cây xanh

Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Một 20191:00 SA(Xem: 5150)
Cây nhân tạo giúp làm sạch không khí với công suất tương đương 368 cây xanh

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây nên 8 triệu cái chết mỗi năm. Để chống ô nhiễm không khí, một nhóm các nhà khoa học đã phát minh ra một cây nhân tạo biến chất ô nhiễm thành oxy sạch.

moi-truong
Một công ty ở Mexico đã phát triển thành công một cây nhân tạo làm sạch không khí ô nhiễm với công suất tương đương với 368 cây sống. (Ảnh qua: Biomitech)

Mới đây, BiomiTech, một công ty ở Mexico đã phát triển thành công một cây nhân tạo làm sạch không khí ô nhiễm với công suất tương đương với 368 cây sống.

Theo nhóm kỹ sư tại BiomiTech, Mexico City là thủ đô của Mexico nơi họ sinh sống đã bị ô nhiễm nặng. Đây cũng là lý do thúc đẩy họ tạo ra một cây robot nhân tạo, được thiết kế đặc biệt để cải thiện chất lượng không khí. Phát minh này của họ đã được các chuyên gia ủng hộ và đạt được giải thưởng tại khu Triển lãm công nghệ Expo về ô nhiễm môi trường vào năm 2018 

Được biết, cây robot làm sạch không khí có tên BioUrban, cơ chế của nó là sử dụng hệ thống lọc vi tảo để hấp thu không khí ô nhiễm và tạo ra không khí trong lành. Nhóm chuyên gia lấy cảm hứng từ chính nguyên lý quang hợp của cây hít vào các hợp chất ô nhiễm như carbon và nitơ oxit, rồi thở ra oxy tinh khiết.

o-nhiem
Chỉ một BioUrban thôi cũng đủ cung cấp oxy sạch cho 2.850 người mỗi ngày. (Ảnh qua: Biomitech)

Theo ước tính, trong một năm cây BioUrban có thể hấp thu khoảng 13 m3 khí, lọc không khí bị ô nhiễm với hiệu suất 99,7%, do đó một cây có hiệu quả tương đương với 368 cây non. Để dễ hình dung hơn, thì chỉ một BioUrban thôi cũng đủ cung cấp oxy sạch cho 2.850 người mỗi ngày.

Ở các thành phố đông dân, tình trạng ô nhiễm lại càng nặng, mà các cây trồng cần một khoảng thời gian nhất định để phát triển, vậy nên, thiết bị này được đánh giá là cách nhanh nhất để thanh lọc không khí một cách hiệu quả.

Tại thời điểm này, cây BioUrban cũng chưa có tác động tiêu cực nào, cũng chưa tạo ra bất kỳ chất thải nào, trong khi hệ thống vi tảo lại tồn tại trong tự nhiên.

BiomiTech cho biết, mục tiêu của BioUrban không phải là thay thế cây, mà là bổ sung và hỗ trợ nhằm giải quyết hệ quả trước mắt ở các thành phố lớn. Hiện tại các cây kim loại cao 4 m đã được lắp đặt ở Mexico, Columbia và Panama và cũng có hiệu quả khá tích cực.

Đại Vệ (Theo Bright Side)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu