Kỹ sư NASA tuyên bố Động cơ Xoắn ốc của mình có thể đạt tới 99% vận tốc ánh sáng

Thứ Bảy, 26 Tháng Mười 201911:00 CH(Xem: 5224)
Kỹ sư NASA tuyên bố Động cơ Xoắn ốc của mình có thể đạt tới 99% vận tốc ánh sáng
9f35c6dc7ed74810stogspherolandscape-157133440162076363395-crop-15713345536941364739796

"Trong khoa học thì không có 'suýt'".

Vũ trụ rộng lớn, vô tận đúng nghĩa đen luôn; chúng ta còn chưa khám phá hết Hệ Mặt Trời mà Vũ trụ vẫn cứ nở ra vô tận về mọi phía. Kể cả khi có thể di chuyển bằng vận tốc năm ánh sáng, ta vẫn phải mất rất nhiều năm Trái Đất để đến được hệ sao gần nhất. Mà kể cả thế, ánh sáng cũng chẳng nhanh như bạn tưởng đâu.

Thế nhưng, để vươn tới các vì sao, ta vẫn phải tìm cách di chuyển nhanh nhất có thể. Có những người dành thời gian rảnh để … nghiên cứu cách đưa con người di chuyển với tốc độ ánh sáng; David Burns, một kỹ sư của NASA luận ra phác thảo của một động cơ không tưởng, trên lý thuyết có thể cho tàu du hành di chuyển với vận tốc 99% vận tốc ánh sáng. Còn một điều đặc biệt hơn nữa, là động cơ này không dùng nhiên liệu.

Kỹ sư NASA tuyên bố Động cơ Xoắn ốc của mình có thể đạt tới 99% vận tốc ánh sáng, sự thật thế nào? - Ảnh 1.

Báo cáo nghiên cứu của David Burns có tên “Động cơ Xoắn ốc - Helical Engine” đã được đăng tải trên Server Báo cáo Kỹ thuật của NASA, nó mô tả rằng động cơ sẽ có thể hoạt động bằng cách lợi dụng khả năng biến đổi của khối lượng trong những tốc độ tương đối khác nhau, khi đó, trong môi trường không trọng lực, vật thể có thể di chuyển gần với tốc độ ánh sáng. Báo cáo của Burns vẫn chưa được xác nhận bởi nhóm các nhà khoa học uy tín nào, vậy nên chưa thể công nhận sự tồn tại của Động cơ Xoắn ốc.

Dù nghe có vẻ thú vị, nhưng thứ động cơ khái niệm này vẫn chỉ là những dòng chữ trên giấy.

Để giải thích động cơ xoắn ốc một cách dễ hiểu, David Burns mô tả một cái hộp chứa một quả tạ nhỏ bên trong, quả tạ sẽ được treo trên một sợi dây, đung đưa liên tục bởi hai lò xo được gắn đối diện nhau ở hai thành hộp. Trong môi trường chân không của Vũ trụ, hiệu ứng này sẽ khiến cả chiếc hộp rung lên nhưng quả tạ vẫn sẽ đứng yên một chỗ.

Cái hộp sẽ liên lục rung lên ở một điểm cố định, nhưng nếu khối lượng của quả tạ liên tục tăng lên theo một hướng, nó sẽ tạo ra một lực đẩy, đó chính là thứ lực sẽ đưa cái hộp di chuyển.

Theo như định luật bảo toàn động lượng - tổng động lượng của một hệ các vật không thay đổi nếu hệ đó không tương tác với bên ngoài, điều vừa nêu sẽ gần như bất khả thi.

Thế nhưng, thuyết tương đối hẹp có một lỗ hổng, rằng nếu vật thể sẽ tăng khối lượng nếu tốc độ di chuyển của chúng ngày một tăng tới gần tốc độ ánh sáng. Vậy nên nếu bạn thay quả tạ bằng ion và thay cái hộp bằng một vòng lặp, thì trên lý thuyết, bạn sẽ chứng kiến ion di chuyển ngày một nhanh ở nửa vòng lặp này và chậm hơn ở nửa vòng lặp kia.

Động cơ của Burns không chỉ chứa một vòng lặp duy nhất, bởi thế mà nó có tên là “động cơ xoắn ốc”.

Kỹ sư NASA tuyên bố Động cơ Xoắn ốc của mình có thể đạt tới 99% vận tốc ánh sáng, sự thật thế nào? - Ảnh 2.
Kỹ sư NASA tuyên bố Động cơ Xoắn ốc của mình có thể đạt tới 99% vận tốc ánh sáng, sự thật thế nào? - Ảnh 3.

Động cơ sẽ làm tăng tốc ion bị nhốt trong vòng lặp, để tạo nên tốc độ tương đối, và tốc độ có được sẽ phụ thuộc vào khối lượng của ion. Động cơ sẽ đẩy cho ion di chuyển liên tục theo phương di chuyển của hệ thống, để tạo ra lực đẩy”, David Burns viết trong báo cáo.

Nghe có vẻ hợp lý trên giấy tờ, nhưng không đủ thuyết phục trong thực  tế.

Theo tờ New Scientist phân tích, khoang xoắn của động cơ phải có kích cỡ lớn, cụ thể phải dài 200 mét và đường kính 12 mét. Nó sẽ cần tới 165 megawatt để tạo ra được lực đẩy 1N, tương đương với năng lượng sản xuất được của một nhà máy điện để tạo ra đủ lực để … đẩy một khối 1kg với gia tốc 1m/s^2. Chẳng hiệu quả gì cả!

Nhưng trong môi trường chân không của Vũ trụ, động cơ xoắn ốc này có thể hoạt động được. Không thử thì khó mà chắc được.

David Burns cũng tự nhận thấy vấn đề hiệu năng của động cơ xoắn ốc, và thêm rằng vì báo cáo chưa được phê duyệt bởi hội đồng khoa học, các phép toán của Burns có thể còn sai. Có vẻ có quá nhiều “chẳng may” và “nhỡ đâu” ở đây.

"Trong khoa học thì không có 'suýt'", nhân vật hư cấu Walter White trong Breaking Bad đã từng nói vậy.

Tham khảo ScienceAlert

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Ma quỷ luôn là đề tài gây nhiều tò mò, tranh cãi luôn xuất hiện trong các truyền thuyết xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Từ khi được Elon Musk thành lập gần 2 năm về trước, phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận mang tên OpenAI đã đăng tải
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Salem, nơi được mệnh danh là "vùng đất phù thủy" gắn liền với một sự kiện lịch sử tang tóc: 19 người bị kết tội là phù thủy và bị treo cổ trước công chúng
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Có thứ gì đó rất kỳ lạ với những cây cột trụ này. Nếu quan sát gần hơn, có thể nhìn thấy những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh cây cột trụ mà không cách nào làm thủ công chỉ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.