Người nhập cư mang về 1/3 giải Nobel y sinh, hóa học và vật lý cho Mỹ

Thứ Ba, 15 Tháng Mười 20195:24 SA(Xem: 5666)
  • Tác giả :
Người nhập cư mang về 1/3 giải Nobel y sinh, hóa học và vật lý cho Mỹ

Người nhập cư mang về 1/3 giải Nobel y sinh, hóa học và vật lý cho Mỹ - Ảnh 1.

Hai vợ chồng giáo sư kinh tế học người Mỹ Abhijit Banerjee (gốc Ấn) và Esther Duflo (gốc Pháp) vừa được trao Nobel Kinh tế 2019 - Ảnh: REUTERS

Theo đài CNN (Mỹ), đây là số liệu thống kê đáng chú ý được nêu ra trong báo cáo công bố gần đây của Quỹ quốc gia về chính sách Mỹ, một tổ chức nghiên cứu chính sách công có trụ sở tại Arlington, Mỹ.

Theo đó, quỹ này nhận thấy người nhập cư đã giành được 38% giải thưởng Nobel trao cho người Mỹ trong các lĩnh vực hóa học, Y sinh và vật lý từ năm 2000, và 35% các giải Nobel cho người Mỹ cũng trong những lĩnh vực đó từ năm 1901, khi bắt đầu có giải Nobel.

Riêng trong mùa giải Nobel năm nay, có ít nhất 4 người đoạt giải là người Mỹ nhập cư. Với Nobel Kinh tế là hai nhà kinh tế học, bà Esther Duflo sinh tại Pháp và ông Abhijit Banerjee sinh tại Ấn Độ. Cả hai đều là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Trong lĩnh vực Hóa học, giáo sư M. Stanley Whittingham, một trong 3 người được trao Nobel năm nay, là người sinh tại Anh nhưng hiện đang làm việc tại ĐH Binghamton ở New York.

Một người Mỹ nhập cư đoạt Nobel năm nay nữa là giáo sư sinh tại Canada, ông James Peebles, chủ nhân Nobel Vật lý 2019 hiện đang giảng dạy, nghiên cứu tại ĐH Princeton.

"Những thành tựu do người nhập cư gặt hái cho thấy những lợi ích nước Mỹ thu được từ việc thu hút các nhân tài từ khắp nơi trên thế giới", báo cáo của Quỹ quốc gia về chính sách Mỹ nhận định.

"Những phát hiện này không có nghĩa nước Mỹ chỉ nên chào đón những chủ nhân của giải Nobel. Một chính sách kiểu như vậy sẽ chỉ thực sự gây ra hạn chế", báo cáo lưu ý, rõ ràng có hàm ý phê phán những điểm bất hợp lý trong chính sách nhập cư đang bị siết quá gắt gao dưới thời của Tổng thống Donald Trump.

Trong một bài bình luận trên tạp chí Forbes, giám đốc điều hành của Quỹ quốc gia về chính sách Mỹ, ông Stuart Anderson, cảnh báo về một xu thế có thể đến trong tương lai nếu chính sách nhập cư của Mỹ tiếp tục theo hướng siết chặt như hiện nay.

"Người nhập cư sẽ tiếp tục giành giải Nobel trong các lĩnh vực khoa học", ông Stuart Anderson viết. "Tuy nhiên họ sẽ không giành những giải thưởng đó tại Mỹ".

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 15 Tháng Mười 20197:46 CH
Khách
Một bài viết cố ý đánh đồng những người di dân và tị nạn hợp pháp vào Mỹ với những người leo rào , đào ngạch , chèo thuyền bất hợp pháp hoặc du lịch rồi trốn ở lại nước Mỹ .
Nên đặt câu hỏi , tại sao họ không đem giải Nobel về nơi họ sinh ra ... mà lại đem hiến dâng cho nước Mỹ ? Dễ thôi , nếu họ không ở Mỹ , họ không có dịp tốt hơn để học hỏi , đề tìm tòi ... để phát minh ... và nay được giải Nobel .

Nếu họ tới Mỹ bất hợp pháp , chắc chắn họ chỉ giành thì giờ cho trốn tránh , đi hái trái cây thuê .... mà thôi !
Chỉ những người tôn trọng luật pháp nước sở tại , bằng cách du nhập hợp pháp ... mới hy vọng thành đạt và may ra được lãnh giải Nobel .
Một bài viết không rõ xuất xứ , cốt ý đánh phá , tấn công TT Trump . Trò rẻ tiền !!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.