Phát triển vân tay “vạn năng”, mở khóa mọi điện thoại

Thứ Ba, 08 Tháng Mười 20193:00 SA(Xem: 4388)
Phát triển vân tay “vạn năng”, mở khóa mọi điện thoại
van-tay-van-nang

Theo Popsci, tương tự như một chiếc khóa vạn năng có thể mở bất kì ổ khóa nào, những chuyên gia này được cho là đã phát minh ra một dạng “vân tay vạn năng bằng kỹ thuật số” có thể giả lập nhiều phần nhỏ khác nhau của một vân tay, từ đó về lý thuyết có thể dùng để mở khóa bất kì thiết bị nào. Theo họ, phải chăng sẽ có một loại vân tay với những đặc tính tương tự như mã bảo mật 4 số thông thường (như 1234)? Và khi dùng phương pháp phân tích từ một kho dữ liệu kĩ thuật số, họ đã phát hiện ra rằng đúng là có một dạng “vân tay chủ” có khả năng giả lập thành công một vân tay ngẫu nhiên với độ chính xác khoảng từ 26-65% số lần thử.

Có một dạng “vân tay chủ” có khả năng giả lập thành công một vân tay ngẫu nhiên với độ chính xác khoảng từ 26-65% số lần thử.

Tất nhiên, 26-65% là một khoảng cách khá lớn. Đó là vì độ chính xác này còn phụ thuộc nhiều vào độ lớn của kho dữ liệu vân tay: càng nhiều phần vân tay được quét vào hệ thống cảm biến vân tay, khả năng “vân tay chủ” có thể mở khóa được thiết bị càng tăng cao.

Theo các nhà nghiên cứu, quá trình quét vân tay trên các thiết bị di động có khá nhiều vấn đề bảo mật tiềm ẩn. Đầu tiên là việc cảm biến vân tay thường rất nhỏ. Điều thứ hai là một người dùng có thể quét bằng nhiều ngón tay. Thêm nữa, thiết bị di động cũng thường cho phép người dùng thử đi thử lại nhiều lần nếu mở khóa không thành công.

Lỗ hổng xuất phát từ kích thước cảm biến vân tay?

Các nhà sản xuất đã cho phép cảm biến vân tay này có thể lưu trữ và nhận diện vân trên nhiều ngón tay khác nhau. Các nhà sản xuất đã cho phép cảm biến vân tay này có thể lưu trữ và nhận diện vân trên nhiều ngón tay khác nhau.

Bởi vì cảm biến vân tay quá nhỏ nên chắc chắn nó sẽ không quét được toàn bộ vân trên một ngón tay. Do vậy, các nhà sản xuất đã cho phép cảm biến vân tay này có thể lưu trữ và nhận diện vân trên nhiều ngón tay khác nhau, từ đó giúp thiết bị nhận diện được khá nhiều phần vân tay nhỏ. Lỗ hổng bảo mật xuất hiện tại đây: khi người dùng đặt ngón tay lên cảm biến, hệ thống thực chất không biết được đó là ngón tay nào, hay bạn đặt nó ra làm sao; hệ thống đơn giản là so sánh phần vân tay nhỏ đó với cơ sở dữ liệu, nếu nó phát hiện có phần trùng khớp, nó mặc định đó là người chủ thiết bị và cho phép mở khóa!

Từ thực tế này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích cơ sở dữ liệu gồm 800 vân tay, sau đó trích xuất ra hàng ngàn phần vân tay nhỏ. Bạn có nghĩ rằng sẽ có một mẫu vân tay nhỏ nào đó có thể trùng khớp với những mẫu khác với xác suất khá cao không? Quả thật là có, và thậm chí xác suất này đạt đến 15% số lần thử. Tuy nhiên, thử nghiệm này vốn chỉ được thực hiện trên máy tính, chưa được tiến hành trên thực tế để mở khóa bất kì thiết bị nào. Do đó, về cơ bản thì đây cũng chỉ là lý thuyết, và thậm chí một số nhà nghiên cứu còn tỏ ra hoài nghi về vấn đề “vân tay vạn năng” này!

Các cảm biến vân tay của Apple và Samsung không dùng các điểm minutia để xác định vân tay. Các cảm biến vân tay của Apple và Samsung không dùng các điểm minutia để xác định vân tay.

Theo Anil Jain – trưởng nhóm nghiên cứu sinh trắc học tại Đại học Michigan, một người không tham gia vào nghiên cứu này – thì các nhà nghiên cứu trên đã dùng một hệ thống phân tích vân tay dựa trên một yếu tố của dấu vân tay gọi là “minutia”. Nếu bạn nhìn vào ngón tay mình, bạn sẽ thấy các đường “dãy núi” và”thung lũng”. Tại một số nơi, “dãy núi” tách ra, hay chia hai nhánh. Tại một số nơi khác, “dãy núi” lại dừng. Những điểm mà các “dãy núi” này tách đôi hoặc dừng được các nhà sinh trắc học gọi là điểm minutia.

Jain cho biết, các cảm biến vân tay của Apple và Samsung không dùng các điểm minutia để xác định vân tay. Thay vào đó, cảm biến TouchID của iPhone sử dụng”mô hình kết cấu” của dấu vân tay.

Tuy vậy, nhóm nghiên cứu vẫn bảo toàn quan điểm của họ. Sự bất ổn của hệ thống vẫn luôn tồn tại vì lý do: khi cảm biến vân tay càng thu nhỏ về kích thước, thì khả năng càng cao một phần vân tay của một người này sẽ có thể trùng khớp với một phần vân tay của người kia.

Theo Khoa Học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp