Biển Chết có khả năng biến mất hoàn toàn

Chủ Nhật, 08 Tháng Chín 201911:00 CH(Xem: 4805)
Biển Chết có khả năng biến mất hoàn toàn
bien-chet

Mực nước Biển Chết đang giảm khoảng một mét mỗi năm. (Ảnh: Moritz Kustner).

Nhóm các nhà môi trường học EcoPeace Middle East cho biết mực nước Biển Chết, hồ nước muối nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan, đang giảm tới mức báo động với tỷ lệ khoảng một mét mỗi năm, CNN hôm 21/11 đưa tin.

Biển Chết là một trong những hồ nước mặn nhất thế giới với độ mặn khoảng 34%. Do quá trình thu hẹp trong những năm gần đây, nước hồ đang ngày càng mặn hơn.

Hồi đầu tháng 11, gần 30 người trên khắp thế giới đã bơi khoảng 15km trên Biển Chết, từ Jordan tới Israel, để tăng cường nhận thức của cộng đồng về tình trạng mực nước giảm dần. Họ đeo mặt nạ bảo vệ mắt và miệng nhưng một người tham gia vẫn mô tả trải nghiệm này “giống như axit đang đốt cháy nhãn cầu của bạn”.

“Nó là môi trường khắc nghiệt đối với những người sống tại đây hay tới đây. Nước hồ rất mặn, nếu bạn nếm thử, nó không còn là nước muối mà có vị như chất độc”, Moritz Küstner, một nhiếp ảnh gia, nhận xét.

Hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. “Không phải một quốc gia mà cả khu vực đang hủy hoại Biển Chết”, Küstner nói.

Biển Chết lấy nước từ những nguồn nước tự nhiên khác xung quanh nó. Tuy nhiên, trong những năm 1960, nhiều nguồn nước đã bị chuyển hướng, chẳng hạn việc Israel xây dựng một đường ống dẫn để cung cấp nước trên toàn quốc.

“Ngành công nghiệp khai thác khoáng chất cũng là lý do làm giảm mực nước”, một chuyên gia cho biết.

Các khoáng chất của Biển Chết được cho là có thể chữa nhiều loại bệnh, thường được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác.

Hoạt động của con người là nguyên nhân chính khiến lượng nước trong hồ giảm.
Hoạt động của con người là nguyên nhân chính khiến lượng nước trong hồ giảm. (Ảnh: Moritz Kustner).

Ngoài ra, một nguyên nhân khác đó là khí hậu khô, nóng của Trung Đông khiến vùng hồ gặp khó khăn trong việc tự bổ sung nước.

Năm ngoái, Israel và Jordan đã ký thỏa thuận trị giá 900 triệu USD với mục đích ổn định mực nước của Biển Chết. Họ dự kiến đào một con kênh nối từ Biển Đỏ tới đây, cung cấp nước cho cả hai quốc gia và bơm khoảng 300 triệu m3 nước mỗi năm vào Biển Chết.

Con kênh dự kiến hoàn thành trong ba năm và hiệu quả của nó sẽ cần nhiều thời gian kiểm chứng.

Theo VnExpress
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Ma quỷ luôn là đề tài gây nhiều tò mò, tranh cãi luôn xuất hiện trong các truyền thuyết xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Từ khi được Elon Musk thành lập gần 2 năm về trước, phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận mang tên OpenAI đã đăng tải
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Salem, nơi được mệnh danh là "vùng đất phù thủy" gắn liền với một sự kiện lịch sử tang tóc: 19 người bị kết tội là phù thủy và bị treo cổ trước công chúng
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Có thứ gì đó rất kỳ lạ với những cây cột trụ này. Nếu quan sát gần hơn, có thể nhìn thấy những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh cây cột trụ mà không cách nào làm thủ công chỉ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất