Vì sao lại có 7 ngày trong tuần?

Thứ Năm, 05 Tháng Chín 20197:00 SA(Xem: 6023)
Vì sao lại có 7 ngày trong tuần?
ngay-trong-tuan

Niềm tin về các nghi lễ để đánh dấu các ngày-thứ-bảy (seventh-day) trở nên quan trọng.

Người Hy Lạp cho chúng ta dân chủ. Người La Mã tạo ra những cây cầu và con đường. Còn người Babylon cổ đại để lại di sản là tuần bảy-ngày (seven-day).

Trước khi Hy Lạp và La Mã trỗi dậy, Mesopotamia – hay Iraq hiện đại, là nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất trong hai thiên niên kỷ trước công nguyên và là cái nôi của văn minh cổ đại.

Họ là những nhà thiên văn học cực kỳ tài giỏi và uyên bác, đã phát triển một loại lịch để mô tả và tiên đoán sự di chuyển của mặt trăng và các hành tinh trên bầu trời, trở thành một dạng của chiêm tinh học.

Trong khi sự di chuyển giữa Trái đất và Mặt trời cho chúng ta các khái niệm tự nhiên như ngày và năm, chu kỳ của Mặt trăng tạo ra 12 tháng, thực sự không có nguyên nhân tự nhiên nào để giải thích 7 ngày trong tuần.

Con số bảy có một ý nghĩa thần bí với người Babylon. Nó liên quan đến bảy thiên thể trên bầu trời: Mặt trời, Mặt trăng, sao Hỏa, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim và sao Thổ.

Vì lý do này, niềm tin về các nghi lễ để đánh dấu các ngày-thứ-bảy (seventh-day) trở nên quan trọng. Một tuần bảy ngày dựa trên những thiên thể tương tự cũng được áp dụng ở những quốc gia xa xôi khác như Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại.

Số bảy cũng quan trọng trong Do Thái giáo, nơi mà các câu chuyện được sáng tạo ra để kể qua bảy ngày. Nhưng không giống như các nền văn hóa khác, trong tiếng Hebrew, các ngày trong tuần được gán với những con số không phải là tên của các vị thần, các lễ hội, các nguyên tố hay các hành tinh – ngoại lệ duy nhất là thứ bảy (Saturday)- Yom Shabbat (יום שבת) có nghĩa là ngày Sa-bát (ngày nghỉ ngơi và thờ phụng).

Nhưng sự phổ biến của tuần bảy-ngày và sự nổi bật của nó trong lịch hiện đại là do công lớn của người La Mã.

Người La Mã đặt tên các ngày trong tuần theo tên các vị thần ngoại giáo của Rome.
Người La Mã đặt tên các ngày trong tuần theo tên các vị thần ngoại giáo của Rome.

Họ đã đặt tên các ngày trong tuần theo tên các vị thần ngoại giáo của Rome, Mặt trời và Mặt trăng.

Mặc dù đã được sử dụng từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, nhưng đến khi Hoàng đế La Mã Constantine chính thực áp dụng từ năm 321 sau Công nguyên,tuần bảy-ngày mới trở nên phổ biến. Một tín đồ Cơ đốc giáo đã chuyển đổi ngày Chủ nhật trong lịch Constantine thành ngày Sabbath trong cơ đốc giáo – ngày đầu tiên của tuần và thứ bảy trở thành ngày cuối cùng trong tuần.

Với nhiều người, ngày bắt đầu của một tuần chỉ đơn giản là ngày làm việc đầu tiên.

Theo vnrview
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Ma quỷ luôn là đề tài gây nhiều tò mò, tranh cãi luôn xuất hiện trong các truyền thuyết xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Từ khi được Elon Musk thành lập gần 2 năm về trước, phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận mang tên OpenAI đã đăng tải
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Salem, nơi được mệnh danh là "vùng đất phù thủy" gắn liền với một sự kiện lịch sử tang tóc: 19 người bị kết tội là phù thủy và bị treo cổ trước công chúng
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Có thứ gì đó rất kỳ lạ với những cây cột trụ này. Nếu quan sát gần hơn, có thể nhìn thấy những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh cây cột trụ mà không cách nào làm thủ công chỉ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.