Lần đầu tiên con người có thể khám phá bí ẩn sâu kín nhất của sao Mộc

Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy 201911:00 SA(Xem: 4694)
Lần đầu tiên con người có thể khám phá bí ẩn sâu kín nhất của sao Mộc
1-49

Vào 4/7/2016 tới đây, nhân loại sẽ tiếp cận sao Mộc ở một cự ly gần nhất từ trước đến nay. Tất cả nhờ vào một vệ tinh mang tên Juno – do NASA phóng lên năm 2011 với mục tiêu tiếp cận và nghiên cứu sao Mộc.

Vệ tinh Juno của NASA khởi động vào năm 2011.

Và nếu đúng như những gì NASA tiên liệu, Juno sẽ thay đổi toàn bộ góc nhìn của vật lý học về Thái dương hệ.

Đây sẽ là cơ hội đầu tiên từ trước đến nay con người có thể đào sâu nghiên cứu sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Được biết hành tinh này lớn gấp 11 lần Trái đất nhưng không hề có bề mặt. Toàn bộ hành tinh này là một khối khí khổng lồ, chủ yếu là hydro và heli.

Vệ tinh Juno giống như một chiếc quạt 3 cánh khổng lồ, vận hành bằng năng lượng Mặt trời. Đây cũng là lần đầu tiên NASA gửi một tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng Mặt trời đến một nơi xa như vậy. Như tàu New Horizons đang xoay quanh sao Diêm Vương đã phải vận hành bằng plutonium.

Chúng ta sẽ chờ đón những bức ảnh đẹp nhất do Juno mang lại.
Chúng ta sẽ chờ đón những bức ảnh đẹp nhất do Juno mang lại.

Nhưng Juno sẽ phải làm gì? Nổi bật nhất là… chụp ảnh. Chúng ta sẽ chờ đón những bức ảnh đẹp nhất do Juno mang lại. Tuy nhiên, NASA cho biết những bức xạ từ hành tinh sẽ sớm hủy hoại ống kính máy ảnh của Juno chỉ sau 7 vòng quỹ đạo.

Juno cũng sẽ phải tìm hiểu về cực quang siêu khổng lồ tại 2 cực của sao Mộc. Đó là những cực quang cực kỳ vĩ đại, có thể trải dài hàng chục ngàn cây số.

Bằng cách sử dụng JADE (Jovian Auroral Distributions Experiment – thí nghiệm phân phối cực quang sao Mộc), Juno sẽ thực hiện các phân tích electrons, và chúng ta sẽ biết được thứ gì đã tạo nên khối cực quang đó.

Minh hoạ cực quang trên sao Mộc.
Minh họa cực quang trên sao Mộc.

Một nhiệm vụ khác của Juno là nghiên cứu lực trọng trường của hành tinh,qua đó xác định xem có thực sao Mộc không hề có bề mặt rắn, hay đây chỉ là một tinh cầu khí khổng lồ.

Và cuối cùng, vì sao Mộc quá khổng lồ, khiến trọng lực của nó cũng cực kỳ lớn. Do vậy, nó giữ lại gần như nguyên vẹn tất cả mọi vật chất kể từ khi hành tinh được hình thành.

Điều này có nghĩa rằng hành tinh này giống như một chiếc hòm bí ẩn, giúp chúng ta mở mang tầm mắt về thời điểm Thái dương hệ được hình thành.

Theo Khoa Học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Ma quỷ luôn là đề tài gây nhiều tò mò, tranh cãi luôn xuất hiện trong các truyền thuyết xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Từ khi được Elon Musk thành lập gần 2 năm về trước, phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận mang tên OpenAI đã đăng tải
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Salem, nơi được mệnh danh là "vùng đất phù thủy" gắn liền với một sự kiện lịch sử tang tóc: 19 người bị kết tội là phù thủy và bị treo cổ trước công chúng
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Có thứ gì đó rất kỳ lạ với những cây cột trụ này. Nếu quan sát gần hơn, có thể nhìn thấy những vòng tròn nhỏ bao khắp xung quanh cây cột trụ mà không cách nào làm thủ công chỉ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Dù có ở thời đại công nghệ tân tiến đến đâu nhưng cũng không tránh khỏi lúc con người trở nên ngớ ngẩn thế này đây.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Mới đây Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm có khả năng tấn công mọi mục tiêu trên Trái Đất chỉ trong vòng 1 giờ
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Cuộc cách mạng công nghệ đem lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nguồn lao động trong tương lai
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất