Tại sao cơ thể phụ nữ chỉ nhận một tinh trùng?

Thứ Sáu, 22 Tháng Hai 20197:00 SA(Xem: 6109)
Tại sao cơ thể phụ nữ chỉ nhận một tinh trùng?

Nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy hình dạng của đường sinh sản nữ giới chỉ cho phép tinh trùng khỏe mạnh nhất bơi tới trứng để thụ tinh.

Theo The Guardian, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy đường sinh sản của nữ giới được định hình theo cách ngăn những tinh trùng bơi yếu đến mục tiêu của chúng.

Khi quan sát giải phẫu của hệ thống cơ quan sinh sản ở động vật có vú, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell, New York, phát hiện kích thước của ống dẫn trứng tới buồng trứng không thay đổi. Tại một số điểm, nó rất hẹp và chỉ đủ cho một vài tinh trùng có thể vượt qua trong khi những cá thể khác thất bại.

Một số thử nghiệm với tinh trùng từ nam giới và bò đực cho thấy những tinh trùng bơi khỏe nhất có khả năng vượt qua các điểm kín, còn được gọi là "giới hạn nghiêm ngặt". Trong khi đó, những tinh trùng yếu hơn bị cuốn vào dòng nước chảy ngược về phía sau khi chúng đến quá gần.

Alireza Abbaspourrad, nhà hóa học và tác giả chính của nghiên cứu, cho biết tác dụng chung của những giới hạn này là ngăn chặn tinh trùng chậm di chuyển và chọn tinh trùng có khả năng vận động cao nhất.

Trung-tinh-trung
Mỗi tinh trùng phải chiến đấu với các đối thủ khác để tới được trứng. Ảnh: Healthline.

Thụ tinh tự nhiên là "trò chơi" tàn bạo. Ở người và các động vật có vú khác, cuộc đua bắt đầu với sự xâm nhập bất ngờ của 60 triệu tinh trùng. Mỗi tinh trùng đều có mục đích hợp nhất với trứng, nhưng để có cơ hội, nó phải đánh bại tất cả đối thủ và chịu đựng các mối nguy hại từ axit tới sự tấn công của hệ miễn dịch.

Các kỹ năng bơi lội của tình trùng từng được nghiên cứu rất nhiều, nhưng các nhà khoa học tại Đại học Cornell đã xem xét cụ thể cách tinh trùng sợ khi chúng đến gần cổng hẹp trong đường sinh sản nữ, chẳng hạn như lỗ nhỏ từ tử cung đến ống dẫn trứng. Những điều này tạo ra một thách thức đặc biệt, nhất là khi tinh trùng đang bơi ngược dòng, phải chiến đấu với chất lỏng đang chảy ngược với chúng.

Để xem tinh trùng hoạt động như thế nào tại các "giới hạn nghiêm ngặt", Abbaspourrad và đồng nghiệp đã chế tạo một thiết bị "kênh dẫn vi lưu" rất nhỏ. Nó mô phỏng các điểm kín mà tinh trùng phải vượt qua. Thiết bị có ba ngăn nhỏ hình mắt, mỗi ngăn cách nhau bởi một điểm hẹp.

Sau đó, các nhà nghiên cứu sắp xếp thiết bị sao cho tinh trùng được tiêm vào đó phải bơi ngược dòng chống lại một chất lỏng di chuyển để đạt đến điểm giới hạn. Kết quả cho thấy một số tinh trùng bơi đủ nhanh để vượt qua các điểm khó khăn, nhưng hầu hết đều bị cuốn vào dòng chảy.

Cả tinh trùng ở người và bò đực đều hoạt động giống nhau khi bị mắc kẹt ở lối vào một "giới hạn nghiêm ngặt". Chúng di chuyển theo hình tám cạnh, hoặc hình con bướm, hướng về phía lối vào đó, trước khi bị cuốn ngược vào vách ngăn đối diện. Sau đó chúng lại bơi ngược về phía lối vào ban đầu, chỉ để bị cuốn lại lần nữa.

Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi tinh trùng bơi theo hình con bướm. Hình dạng này giúp các tinh trùng bơi nhanh hơn và lại gần điểm 'giới hạn nghiêm ngặt' trong khi tinh trùng chậm nhất bị cuốn vào dòng chảy ngược và tách ra xa. Tinh trùng cuối cùng đi qua là tinh trùng bơi tốt nhất.

Trong một thí nghiệm, một tinh trùng duy nhất bơi với tốc 84,2 micromet mỗi giây đã vượt qua một trong những điểm khó khăn. Những tinh trùng bơi kém nhất bị cuốn về phía sau xa nhất, giúp những tinh trùng mạnh hơn có cơ hội thành công cao trong những nỗ lực tương lai.

Allan Pacey, giáo sư nghiên cứu về bệnh học tại Đại học Sheffield, cho biết bằng cách bơi nhanh nhất và nỗ lực nhất, tinh trùng mới có thể đi qua những chỗ hẹp này để chống lại dòng chảy ngược của chất lỏng. Nó có ý nghĩa sinh học hoàn hảo và giải thích làm thế nào đường sinh sản nữ có thể đảm bảo tinh trùng tốt nhất đến được buồng trứng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp