Mỹ phát triển thuốc cải lão hoàn đồng, kéo dài 1/3 tuổi thọ ( Đa thọ đa nhục...)

Thứ Sáu, 03 Tháng Tám 201812:00 CH(Xem: 6113)
Mỹ phát triển thuốc cải lão hoàn đồng, kéo dài 1/3 tuổi thọ ( Đa thọ đa nhục...)

Theo tạp chí Nature Medicine, các nhà sinh học phân tử Mỹ đã bào chế được một loại thuốc có tên senolytics phá hủy có chọn lọc các tế bào lão hóa trong cơ thể động vật, kéo dài tuổi thọ của chúng lên khoảng 1/3.

Mỹ phát triển thuốc cải lão hoàn đồng, kéo dài 1/3 tuổi thọ
ảnh minh họa

Felipe Sierra, nhà sinh học từ Viện Lão hóa quốc gia ở Bethesda, Mỹ, cho biết rằng “Đây là một phát hiện tuyệt vời, nghiên cứu này cho thấy các loại thuốc cải lão hoàn đồng có thể chống lại những ảnh hưởng của lão hóa, ít nhất là trong cơ thể của chuột. Chúng tôi cần tiến hành các thí nghiệm bổ sung để hiểu các chất này an toàn như thế nào đối với cơ thể người”.

Được biết, các tế bào phôi và tế bào gốc phôi thai hầu như bất tử về mặt sinh học - chúng có thể sống gần như vô thời hạn trong môi trường sống đầy đủ và vô tận. Nhưng, các tế bào của cơ thể người lớn dần mất khả năng phân chia sau 40-50 chu kỳ rồi đi vào giai đoạn lão hóa. Theo các nhà khoa học, bằng cách đó, các tế bào bảo vệ bản thân chúng và cả cơ thể khỏi bệnh ung thư, ngừng phân chia tại một thời điểm khi xác suất đột biến trong bộ gien đạt đến một mức độ tới hạn nhất định.

Các nhà sinh học ở bệnh viện Mayo tại Rochester, Mỹ, đã tiến hành thử nghiệm trên những con chuột có ADN được cài một hệ đặc biệt cho phép các nhà khoa học loại bỏ một cách có chọn lọc các tế bào già cỗi. Sự phá hủy các tế bào lão hóa giúp kéo dài 1/3 tuổi thọ của chuột thí nghiệm và bảo vệ chúng chống lại nhiều căn bệnh liên quan đến tuổi tác, kể cả từ việc teo nhão cơ bắp.

Giải quyết thành công vấn đề này khiến James Kirkland và các đồng nghiệp tại bệnh viện Mayo nghĩ đến khả năng thu kết quả như vậy khi can thiệp vào hoạt động của ADN. Các nhà khoa học đã bắt đầu thử nghiệm trên loài động vật gặm nhấm bằng cách tiêm các mẻ nuôi cấy tế bào bị lão hóa vào cơ thể chúng. Rồi khi ở những con chuột thí nghiệm xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của quá trình lão hóa sớm, các nhà sinh học lại tiêm vào cơ thể chúng một hỗn hợp gồm hai chất – dasatinib thuốc trị bệnh bạch cầu và quercetin, một một loại flavonoid có vị đắng của hành tây cùng sắc tố thực vật đỏ.

Chất đầu tiên, như được chứng minh qua các thí nghiệm sơ bộ trên các mô nuôi cấy trong ống nghiệm, đã phá hủy các tế bào già cỗi, còn chất thứ hai - làm giảm mức độ viêm do tác động của dasatinib.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng ngay cả liều lượng nhỏ của các chế phẩm này cũng giúp làm trẻ hóa đáng kể những con chuột thí nghiệm và trả lại cho chúng sự năng động đặc trưng cho các con chuột trẻ. Sau khi đạt được thành công, các nhà sinh học đã thử nghiệm hỗn hợp thuốc cải lão hoàn đồng mà họ gọi là cenolitics này vào cơ thể của những con chuột bình thường.

Hóa ra, cả trong trường hợp này cũng thu được hiệu ứng tích cực. Những con chuột già được tiêm hỗn hợp dasatinib và quercetin đều sống lâu hơn 36% so với đồng loại trong nhóm đối chứng. Đồng thời, xác suất tử vong của chúng giảm 65%, có nghĩa là dung dịch trên không chỉ loại bỏ các biểu hiện bên ngoài của tuổi già, khiến loài gặm nhấm di chuyển tích cực hơn, mà còn thực sự kéo dài tuổi thọ của chúng.

Cả hai hợp chất dasatinib và quercetin, như các nhà khoa học nhận xét, đều được sử dụng trong thực hành y tế như loại thuốc nhuộm và phụ gia thực phẩm trong một thời gian dài. Điều này mở ra hy vọng cenolithics có thể nhanh chóng trở thành liều thuốc cải lão hoàn đồng không quá đắt đỏ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.