Câu chuyện của cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi vẫn sống sót sau khi bom nguyên tử thả xuống Hiroshima

Thứ Tư, 11 Tháng Bảy 20182:00 SA(Xem: 8190)
Câu chuyện của cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi vẫn sống sót sau khi bom nguyên tử thả xuống Hiroshima

Ngày 6/8/1945, người dân ở Hiroshima, Nhật Bản, bị nhấn chìm trong cảnh đau thương, tang tóc khi bị quân đội Mỹ ném bom nguyên tử. Quả bom kinh hoàng mang tên Little Boy chứa đến 15.000 tấn thuốc nổ đã biến hơn phân nửa thành phố trở thành bình địa, cướp đi mạng sống của hơn 80.000 người dân vô tội. Không chỉ có vậy, các khu vực lân cận bị ảnh hưởng bởi bom nguyên tử và những tàn dư mà nó để lại vẫn là điều ám ảnh đối với người dân Nhật Bản và gây chấn động cả thế giới cho đến hàng thế kỷ sau. Tuy vậy, sức tàn phá mãnh liệt của Little Boy cũng không thể tiêu diệt được cây bonsai bé nhỏ của gia đình Yamaki.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 1.

Vụ đánh bom nguyên tử tại Hiroshima có thể phá hủy tất cả những không tiêu diệt được cây thông trắng nhỏ quật cường.

Được trồng từ năm 1625 của thế kỷ thứ 17, cây thông trắng được chăm chút và bảo quản bởi gia đình nghệ nhân trồng bonsai tiếng tăm tại Nhật, ông Masaru Yamaki. Trong trận đánh bom đó, thật may mắn toàn bộ người nhà của ông Yamaki đều sống sót với những vết thương nhỏ và cả cây bonsai đặc biệt này cũng đã vượt qua được thảm họa một cách kỳ diệu.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 2.

Cây bonsai của nhà Yamaki đến nay đã ngót nghét 400 tuổi.

Gia đình Yamaki vẫn tiếp tục chăm bón cho cây bonsai cho đến năm 1976. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày độc lập của Mỹ, ông Masaru quyết định tặng “nhân chứng lịch sử” này cùng với 52 cây bonsai khác cho Vườn ươm quốc gia Mỹ như một món quà đại diện cho thiện chí và sự hòa bình. Tuy vậy, câu chuyện đặc biệt của cây bonsai vẫn được ông giữ kín không nói ra.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 3.

Cây bonsai được tặng cho Vườn ươm quốc gia Mỹ vào năm 1976.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 4.

53 cây bonsai quý giá được đóng thùng cẩn thận để đưa đến Mỹ.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 5.

Suốt gần 3 thập kỷ, cây bonsai đã trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với du khách đến tham quan tại Vườn ươm quốc gia. Không một ai biết được đằng sau cái cây với vẻ ngoài bé nhỏ, phủ đầy rêu xanh này lại là một câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 6.

Ông Masaru đến thăm cây bonsai yêu quý của gia đình vào năm 1979.

Mãi cho đến năm 2001, khi hai người cháu của ông Masaru là Shigeru và Akira, đến Mỹ và ghé thăm viện bảo tàng như một cách để tưởng nhớ đến ông mình. Lúc này câu chuyện lịch sử của cây bonsai mới được họ tiết lộ. Những người quản lý Vườn ươm lúc bấy giờ đã vô cùng kinh ngạc khi biết rằng, cây bonsai này đã sống sót qua thời điểm lịch sử đen tối của nước Nhật và đã được 5 thế hệ gia đình Yamaki chăm sóc cẩn thận trước khi đến Mỹ.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 7.

Cây bonsai lịch sử được chăm chút rất cẩn thận.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 8.

Tuy vậy không một ai hay biết về lịch sử của nó cho đến năm 2001.

Tính đến nay, cây thông trắng này đã được 393 tuổi, nó đã sống vượt quá tuổi thọ trung bình đối với các loại cây bonsai và nó vẫn sẽ tiếp tục sức sống bền bỉ của mình như một nhân chứng lịch sử của chiến tranh, như một biểu tượng của hòa bình, biểu tượng của ý chí kiên cường, của sự vị tha, khiêm nhường đáng quý của người Nhật.

Cây bonsai Nhật Bản 400 tuổi: Nhân chứng lịch sử thảm họa Hiroshima với sức sống mãnh liệt, bom nguyên tử cũng không thể quật ngã - Ảnh 9.

Con trai ông Masaru đến thăm cây bonsai lịch sử của gia đình vào năm 1983.

(Nguồn: Telegraph, Washingtonpost)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận coi là " chống lại nền văn minh của loài người"!
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:29 CH
Nghi lễ chính thức tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh 09-Nov. 2017
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nơi giam giữ các thành viên hoàng tộc Ả Rập cũng đạt tới mức độ xa hoa tột cùng trên thế giới.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:40 CH
Trưa 6-11, huyện Vạn Ninh ghi nhận thêm 4 trường hợp chết trên biển, người dân cũng đưa vào bờ 3 người ở Ninh Hòa. Số người chết ở Khánh Hòa vì bão số 12 tăng không ngừng
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:16 CH
Khi Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho cá chép ăn tại Cung điện Alaska ở Tokyo, CNN và các một số kênh truyền thông khác đã cố tình bóp méo tình tiết để bêu xấu hình ảnh của ông Trump, theo Fox News.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:50 SA
Những hàng hóa Mỹ mang đến lần này, ngoài trực thăng còn có hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt tại sân bay phục vụ chuyên cơ của Tổng thống Mỹ khi đáp xuống Đà Nẵn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Triều Tiên là một quốc gia bí ẩn không đi theo “con đường bình thường”, vì thế người dân thế giới thật khó có thể hiểu được họ.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:28 SA
13h ngày 6/11, nước sông Thu Bồn tại Hội An đã lên đỉnh 3,11m, vượt báo động 3 (mức nguy hiểm nhất) 1,11 m. Hơn 50% diện tích đô thị cổ chìm trong biển nước.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Những tiếng rao không chỉ mang giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, kích thích các giác quan của chúng ta.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc .