2023 gần như chắc chắn là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua

Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20231:00 CH(Xem: 667)
2023 gần như chắc chắn là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua

Các nhà khoa học Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đánh giá rằng 2023 "gần như chắc chắn" là năm nóng nhất trong 125.000 năm.

Thông tin trên được đưa ra sau khi Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của EU cho biết tháng 10 vừa qua đã phá vỡ kỷ lục của tháng 10 nóng nhất thế giới ghi nhận năm 2019, với mức chênh lệch lớn.

Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/7.
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/7. (Ảnh: Kyodo/TTXVN).

Phó Giám đốc C3S Samantha Burgess cho biết: “Kỷ lục đã bị phá vỡ 0,4 độ C, đây là một mức chênh lệch rất lớn”. Bà Samantha Burgess mô tả nền nhiệt độ trong tháng 10 vừa qua là “rất khắc nghiệt”.

Nắng nóng là kết quả của phát thải khí nhà kính liên tục từ hoạt động của con người, kết hợp với sự xuất hiện của hiện tượng El Nino trong năm nay, làm ấm vùng nước bề mặt ở phía Đông Thái Bình Dương.

Trên toàn cầu, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình tháng 10 ấm hơn 1,7 độ C so với cùng tháng trong giai đoạn năm 1850 -1900 mà C3S định nghĩa là thời kỳ tiền công nghiệp. C3S cho biết việc phá kỷ lục vào tháng 10 có nghĩa là 2023 hiện "gần như chắc chắn" là năm nóng nhất được ghi nhận.

Kỷ lục trước đó là năm 2016, cũng là một năm có hiện tượng El Nino. Bộ dữ liệu của C3S có từ năm 1940. "Khi chúng tôi kết hợp dữ liệu của mình với Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, chúng tôi có thể nói rằng đây là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua", bà Burgess nói. Dữ liệu dài hạn hơn từ IPCC bao gồm các số liệu từ các nguồn như lõi băng, vân gỗ...

Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Bhopal, Ấn Độ
Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, ngày 6/7. (Ảnh: THX/TTXVN).

Nhà khoa học khí hậu Michael Mann tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết: "Hầu hết các năm có El Nino đều phá kỷ lục. El Nino làm tăng thêm tốc độ nóng lên đều đặn do con người gây ra”.

Biến đổi khí hậu đang gây ra các hình thái thời tiết khắc nghiệt. Năm nay, lũ lụt đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng ở Libya. Đợt nắng nóng nghiêm trọng đã xảy ra ở Nam Mỹ. Canada xảy ra cháy rừng tồi tệ nhất từng được ghi nhận.

Nhà khoa học khí hậu Piers Forster tại Đại học Leeds (Anh) phân tích: “Chúng ta không được để lũ lụt, cháy rừng, bão và sóng nhiệt tàn khốc trong năm nay trở thành hiện tượng bình thường mới. Bằng cách giảm nhanh lượng khí thải nhà kính trong thập niên tới, chúng ta có thể giảm một nửa tốc độ nóng lên”.

Mặc dù các quốc gia đặt ra mục tiêu cắt giảm dần lượng khí thải nhà kính nhưng cho đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra. Lượng khí thải CO2 toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022 lên tới 36,8 tỷ tấn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20178:21 SA
Ông bạn lớn tuổi dạy tiếng Anh biết tôi đang viết về những ngôi chợ trên đất Sài Gòn gọi điện hỏi thăm “Chợ Năn Xi” còn không?
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20176:25 SA
. Giới chức Mỹ tìm thấy một mảnh giấy nhắn trong xe tải của nghi phạm vụ tấn công ở New York.
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20174:46 CH
Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 201710:42 SA
Kimbal Musk, em trai tỷ phú lừng danh Elon Musk, đang phát triển một nông trang bằng những chiếc thùng container giữa lòng thành phố New York