Kế hoạch dội bom dập núi lửa phun trào của Mỹ năm 1935

Thứ Bảy, 18 Tháng Ba 20231:00 CH(Xem: 981)
Kế hoạch dội bom dập núi lửa phun trào của Mỹ năm 1935

Không quân Mỹ nhiều lần dội bom xuống núi lửa phun trào ở Hawaii để chặn dòng chảy dung nham, gây tranh cãi giữa các nhà khoa học.

Khi núi lửa Mauna Loa phun trào vào ngày 21/11/1935 và dòng dung nham tiến về thành phố Hilo ở Hawaii với tốc độ 1,6km/h, quân đội được huy động để thực hiện một kế hoạch táo bạo: Dùng bom chặn đứng núi lửa, theo National Interest.

Thomas Jagger, người sáng lập Đài quan sát Núi lửa Hawaii, tin chắc một vụ nổ lớn có thể làm sập các cột dung nham và chặn dòng chảy của nó. Kế hoạch ban đầu của Jagger là dùng la thồ hàng tấn thuốc nổ TNT lên ngọn núi lửa nhưng không đủ thời gian.

Một vụ phun trào của núi lửa Mauna Loa ở Hawaii. Một vụ phun trào của núi lửa Mauna Loa ở Hawaii. (Ảnh: Britannica).

Bởi vậy, 10 oanh tạc cơ của Quân đoàn Không lực Lục quân Mỹ (tiền thân của Không quân Mỹ) ngày 27/12/1935 được triển khai tới Hawaii. Mỗi máy bay chở hai quả bom nặng 272kg, chứa 136kg thuốc nổ để trút xuống miệng núi lửa Mauna Loa.

Lần ném bom này không được đánh giá cao về độ chính xác, một số quả bom rơi xuống cách mục tiêu hàng trăm mét. Tuy nhiên, sáu ngày sau vụ ném bom, dòng dung nham ngừng chảy và Jagger tuyên bố nhiệm vụ đã thành công.

Nhưng một nhà địa chất học khác tên Harold Stearns, người ngồi trên một oanh tạc cơ tham gia phi vụ ném bom, nghi ngờ về hiệu quả của kế hoạch chưa từng có này.

"Thành ống dung nham cao chừng 8 - 15 mét và chảy rất sâu nên tôi nghĩ bom không thể phá vỡ các thành ống. Dung nham có độ sệt thấp. Phương án chặn dòng chảy dung nham có vẻ hiệu quả nhưng mục tiêu quá nhỏ", Stearns nhận xét.

Jagger vẫn khăng khăng những quả bom có tác dụng. "Không nghi ngờ gì chính cách phá ống dung nham ban đầu đã làm chậm chuyển động của dòng chảy. Tốc độ trung bình của dòng dung nham trong 5 ngày sau vụ ném bom là khoảng 305 mét mỗi ngày. Trong 7 ngày trước vụ ném bom, tốc độ dung nham là 1,6km/ngày", Jagger cho biết.

Đây không phải là lần duy nhất vũ khí địa chấn được sử dụng. Trong Thế chiến II, không quân Anh phát hiện những quả bom thường nảy ra khỏi nóc bê tông dày 7,6 mét của hầm chứa tàu ngầm Đức. Do đó, nhà phát minh người Anh Barnes Wallis đã tạo ra "bom động đất".

Máy bay của không quân Mỹ dội bom xuống núi lửa Mauna Loa. Máy bay của không quân Mỹ dội bom xuống núi lửa Mauna Loa. (Ảnh: Buzzfeed).

Bom Grand Slam nặng 10 tấn thả từ oanh tạc cơ hạng nặng Landcaster ở độ cao 5.486m sẽ lao xuống mục tiêu ở tốc độ siêu thanh và khoan sâu trước khi phát nổ. Thay vì phân tán lực nổ trong không khí, xung chấn của loại bom này được dẫn qua bê tông hoặc lòng đất, khiến mục tiêu ngầm bị phá hủy hoàn toàn.

Không quân Mỹ còn tiếp tục ném bom núi lửa Mauna Loa vào năm 1975 và 1976 trong thí nghiệm sử dụng những quả bom nặng 907kg để làm chệch hướng dòng dung nham. Trong khi các nhà khoa học vẫn tranh cãi việc ném bom núi lửa có hiệu quả hay không, một số chuyên gia cho rằng cách này chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện phù hợp.

Một số chuyên gia cho rằng những vũ khí cực lớn như Bom xuyên phá boongke (MOP) nặng 13,6 tấn của Mỹ có thể khoan sâu vào lòng núi lửa và phá vỡ thành ống dung nham. Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ thử nghiệm thả bom MOP vào miệng núi lửa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận coi là " chống lại nền văn minh của loài người"!
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:29 CH
Nghi lễ chính thức tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh 09-Nov. 2017
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nơi giam giữ các thành viên hoàng tộc Ả Rập cũng đạt tới mức độ xa hoa tột cùng trên thế giới.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:40 CH
Trưa 6-11, huyện Vạn Ninh ghi nhận thêm 4 trường hợp chết trên biển, người dân cũng đưa vào bờ 3 người ở Ninh Hòa. Số người chết ở Khánh Hòa vì bão số 12 tăng không ngừng
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:16 CH
Khi Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho cá chép ăn tại Cung điện Alaska ở Tokyo, CNN và các một số kênh truyền thông khác đã cố tình bóp méo tình tiết để bêu xấu hình ảnh của ông Trump, theo Fox News.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:50 SA
Những hàng hóa Mỹ mang đến lần này, ngoài trực thăng còn có hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt tại sân bay phục vụ chuyên cơ của Tổng thống Mỹ khi đáp xuống Đà Nẵn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Triều Tiên là một quốc gia bí ẩn không đi theo “con đường bình thường”, vì thế người dân thế giới thật khó có thể hiểu được họ.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:28 SA
13h ngày 6/11, nước sông Thu Bồn tại Hội An đã lên đỉnh 3,11m, vượt báo động 3 (mức nguy hiểm nhất) 1,11 m. Hơn 50% diện tích đô thị cổ chìm trong biển nước.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Những tiếng rao không chỉ mang giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, kích thích các giác quan của chúng ta.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc .