Làm đập ngăn dòng nhiều quá, con người sẽ thiếu điện, thiếu nước

Thứ Sáu, 27 Tháng Giêng 20237:00 SA(Xem: 1365)
Làm đập ngăn dòng nhiều quá, con người sẽ thiếu điện, thiếu nước

Nghiên cứu cho thấy 50.000 đập lớn trên toàn thế giới có thể mất hơn 1/4 trữ lượng của chúng vào năm 2050, do sự tích tụ trầm tích, đe dọa an ninh năng lượng và nguồn nước toàn cầu được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 12/1.

Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng, công suất của các đập dự kiến sẽ giảm từ 6.000 tỉ m3 xuống còn 4.655 tỉ m3 vào năm 2050. Nghiên cứu kêu gọi thế giới cần phải có hành động để giải quyết vấn đề, cũng như bảo vệ cơ sở hạ tầng lưu trữ quan trọng.

Nông dân làm ruộng ở tỉnh Sóc Trăng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Việt NamNông dân làm ruộng ở tỉnh Sóc Trăng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, vào tháng 5-2022. Sóc Trăng nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm trầm tích của sông Mekong, do việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn gây ra - (Ảnh: REUTERS).

Phù sa tích tụ trong các hồ chứa do sự gián đoạn của dòng nước tự nhiên. Lượng phù sa này có thể gây hư hại cho các tua bin thủy điện và ảnh hưởng quá trình phát điện.

Việc các con đập cản trở dòng trầm tích dọc theo bờ sông cũng có thể khiến các vùng thượng nguồn dễ bị lũ lụt hơn và làm xói mòn môi trường sống ở hạ lưu.

Theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc đã xem xét dữ liệu từ hơn 47.000 con đập ở 150 quốc gia và ghi nhận 16% công suất ban đầu đã bị mất.

Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc cho biết Mỹ đang phải đối mặt với mức thiệt hại 34% vào năm 2050, trong khi Brazil ước tính mất 23%, Ấn Độ mất 26% và Trung Quốc mất 20%.

Nhiều chuyên gia từ lâu đã cảnh báo về những con đập có thể gây ra tổn thất cho xã hội và môi trường nhiều hơn lợi ích mà chúng mang lại.

Ông Vladimir Smakhtin, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết hiện việc xây dựng đập trên toàn thế giới đã giảm đáng kể. Theo vị giám đốc Viện Nước, Môi trường và Sức khỏe của Đại học Liên Hiệp Quốc này, hiện nay khoảng 50 con đập được xây dựng mỗi năm, giảm mạnh so với 1.000 đập/năm vào giữa thế kỷ trước.

"Nay chúng ta nên đặt câu hỏi về việc đâu là những lựa chọn thay thế cho các con đập, bao gồm cả trong việc tạo ra năng lượng, khi chúng đang bị loại bỏ dần", ông Smakhtin nói.

Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng đập trên các con sông lớn. Thủy điện là một phần quan trọng trong kế hoạch cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và kiểm soát khí thải nhà kính của quốc gia này. Song các dự án như đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới - đã gây ra không ít vấn đề về mặt xã hội và môi trường.

Theo nghiên cứu do Reuters công bố năm ngoái, các con đập do Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong cũng làm gián đoạn dòng phù sa chảy vào các quốc gia hạ nguồn, làm thay đổi cảnh quan và gây nguy hiểm cho sinh kế của hàng triệu nông dân.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hiện nay ở tỉnh Ninh Thuận còn ít nhất hai địa điểm từng lưu dấu của cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sử dụng siêu xe chống đạn Lexus LS 600HL thiết kế riêng với khả năng chống đạn ưu việt cùng nội thất cực kỳ sang trọng và hệ thống cảnh báo va chạm
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Cuộc tập trận không quân lớn bậc nhất thế giới vừa được bắt đầu hôm chủ nhật tuần vừa rồi với Israel là nước chủ nhà.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Cứ vào những tháng hè, người dân ở quần đảo Faroe lại tổ chức đi săn cá voi và cá heo khiến cả một vùng biển ngập t
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Đũa dẹt, kim loại nặng nên khiến việc gắp thức ăn trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, người Hàn Quốc có lý do riêng của mình.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:23 CH
Thụy Điển là một trong những quốc gia có thuế suất cao nhất thế giới. Chẳng hạn, bạn có mức lương là 72.000 đô la Mỹ/năm (khoảng 6.000 đô la Mỹ/tháng), bạn sẽ phải trả 31% cho thuế thu nhập
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Người Trung Hoa rất tự hào về Vạn Lý Trường Thành. Đó là một bức tường thành được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đến thế kỷ 16.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Trái với hiểu biết của nhiều người, đã từng có thời kỳ, những người phụ nữ quê mùa đôi lúc chỉ mặc yếm khi đi đường hay xuống ruộng
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Nghe cái tên cũng có thể đoán được, hồi xa xưa cuộc sống của người dân ở vùng đất nhỏ này khá nghèo nàn. Tuy giáp với trung tâm Chợ Lớn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Stephen Hawking là nhà vật lý nổi tiếng người Anh, dù chịu bệnh tật nhưng trí tuệ và cuộc đời của giáo sư luôn khiến cả thế giới nể phục.