NASA phát hiện miệng hố lớn nhất trên sao Hỏa

Thứ Tư, 09 Tháng Mười Một 20225:00 CH(Xem: 1555)
NASA phát hiện miệng hố lớn nhất trên sao Hỏa

Dữ liệu từ trạm đổ bộ InSight và tàu bay quanh quỹ đạo Mars Reconnaissance giúp các nhà nghiên cứu NASA tìm thấy miệng hố rộng 150 m tạo bởi va chạm thiên thạch.

Những khối băng to bằng hòn đá cuội nằm rải rác quanh miệng hố va chạm. Ảnh: NASA

Những khối băng to bằng hòn đá cuội nằm rải rác quanh miệng hố va chạm. Ảnh: NASA

Nhiệm vụ Insight của NASA hạ cánh trên sao Hỏa vào tháng 11/2018 để quan sát cấu tạo bên trong hành tinh, lập bản đồ các lớp đất và đường đứt gãy. Vào ngày 24/12/2021, trạm đổ bộ có một phát hiện quan trọng khi thu được sóng địa chấn từ vụ va chạm thiên thạch lớn. Ảnh chụp từ quỹ đạo khiến phát hiện càng đáng chú ý hơn bởi qua đó, các nhà khoa học tìm thấy một miệng hố mới cực lớn.

"Đây là miệng hố lớn nhất mà chúng tôi từng thấy", Ingrid Daubar, nhà khoa học hành tinh ở Đại học Brown, cho biết trong buổi họp báo hôm 27/10. "Chúng tôi cho rằng miệng hố lớn cỡ này có thể hình thành trên sao Hỏa vài thập kỷ một lần. Vì vậy, thật thú vị khi có thể chứng kiến sự kiện và may mắn là nó xảy ra khi trạm InSight đang ghi lại dữ liệu địa chấn".

Vào tháng 9, các nhà khoa học trong nhiệm vụ InSight thông báo phát hiện 4 vụ va chạm thiên thạch, mỗi vụ va chạm tạo ra một miệng hố mới, vào năm 2020 và đầu năm 2021. Nhưng tất cả đều là va chạm nhỏ, không có vụ va chạm nào tạo ra động đất mạnh hơn 2 độ. Thành viên nhóm nghiên cứu InSight không nghĩ họ có thể thấy tín hiệu từ vụ va chạm mạnh hơn, vì vậy dữ liệu hôm 24/12 của trạm Insight gây bất ngờ lớn. Những quan sát hé lộ vụ va chạm mạnh 4 độ và tạo ra miệng hố rộng hơn 130 m.

Trong khi nhóm nghiên cứu InSight đang tìm hiểu nguồn gốc vụ va chạm, tàu quay quanh quỹ đạo Mars Reconnaissance (MRO) cũng phát hiện một miệng hố va chạm lớn còn mới, theo Liliya Posiolova, trưởng nhóm hoạt động khoa học trên quỹ đạo của nhiệm vụ MRO tại California, cho biết. Posiolova và cộng sự lần đầu tiên trông thấy miệng hố mới trong dữ liệu do camera Context của tàu MRO thu thập.

Theo Daubar, miệng hố trải rộng 150 m, tương đương hai khu nhà trong thành phố và gấp 10 lần kích thước của miệng hố thông thường trên sao Hỏa. Dựa trên độ lớn của miệng hố, các nhà khoa học ước tính tiểu thiên thạch đâm vào hành tinh đỏ rộng khoảng 5 - 12 m. Thiên thạch đâm sâu vào bề mặt sao Hỏa đủ để bắn ra những viên đá và băng nước lớn cỡ đá cuội. Do va chạm nhiều khả năng phá hủy hoàn toàn thiên thạch, nhóm nghiên cứu tin chắc băng bắn ra đến từ dưới bề mặt hành tinh. Miệng hố tạo bởi thiên thạch nằm cách trạm InSight khoảng 3.500 km.

Các nhà nghiên cứu mô tả phát hiện trong hai bài báo công bố hôm 27/8 trên tạp chí Science. Đây có thể là phát hiện cuối cùng từ InSight được xuất bản trước khi nhiệm vụ kết thúc. Trạm đổ bộ còn rất ít năng lượng do bụi tích tụ trên tấm pin quang năng. Địa chấn kế của trạm hiện nay chỉ quan sát 8 giờ trong 4 ngày sao Hỏa. Nhóm phụ trách InSight dự đoán nhiệm vụ sẽ kết thúc trong vòng vài tháng tới.

An Khang (Theo Space)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20185:00 SA
“Tại sao trong những trích đoạn được xem, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng vấn từ miền Bắc Việt Nam? - Vậy trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20182:00 CH
NASA vừa công bố hai hình ảnh mới tuyệt đẹp về mặt trăng Titan của sao Thổ - nơi các nhà khoa học tin rằng đủ điều kiện để hình thành sự sống ngoài Trái đất.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Trong danh sách nữ quân nhân quân đội các nước sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời nhất chắc không đâu qua được Isreal, khi cả tài lẫn sắc của họ đều vẹn toàn.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Bằng kỹ thuật nghiêng ống kính, nhiếp ảnh gia người Bỉ mang đến cho người xem những bức ảnh rất đặc biệt về New York
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Trong khi Tổng thống Donald Trump rời Trung Quốc sang Việt Nam thì Đệ nhất phu nhân Mỹ tiếp tục ở lại Bắc Kinh, đi thăm vườn thú và Vạn Lý Trường Thành.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Trong một cuốn sách của tác giả Nicky Dubrovskaya và Noel Bush, người ta tìm thấy 12 mẫu chữ ký của những người vĩ đại nhất trong lịch sử của nhân loại.