Phát hiện thế giới ẩn dưới lớp băng Nam Cực sau 120.000 năm

Thứ Năm, 01 Tháng Ba 20187:00 CH(Xem: 5656)
Phát hiện thế giới ẩn dưới lớp băng Nam Cực sau 120.000 năm

Một nhóm nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) đang điều tra để khám phá hệ sinh thái biển bí ẩn dưới thềm Nam Cực.

Nơi này được tiếp xúc với ánh sáng và không khí lần đầu tiên sau 120.000 năm, tảng băng trôi khổng lồ kích thước bằng bang Delaware (Mỹ) đã vỡ ra vào tháng 7 năm ngoái.

Phát hiện thế giới ẩn dưới lớp băng Nam Cực sau 120.000 năm - Ảnh 1.

Băng tan.

Tảng băng lớn gọi là A-68, ước tính nặng 1.000.000 tấn - bắt đầu tách ra khỏi thềm băng Larsen C thuộc Nam Cực cách đây nhiều thập kỷ, khi vết nứt nhỏ xuất hiện vào những năm 1960.

Trong nhiều năm, băng tan ra chậm chạp. Đến năm 2016 và 2017, băng mới tan vỡ ra nhanh chóng.

Vào tháng 7, khối băng trôi khổng lồ cuối cùng đã tách hoàn toàn khỏi kệ băng, trôi ra phía nam đại dương (cuối cùng nó tan chảy hết).

Khi khối băng di chuyển, để lộ ra vùng nước rộng lớn hơn 5.800 km2 vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng ban ngày. 

Phát hiện thế giới ẩn dưới lớp băng Nam Cực sau 120.000 năm - Ảnh 2.

Sinh vật sống trong băng Nam Cực.

Nhà sinh học biển BAS Katrin Linse, nói rằng: "Chúng tôi không biết gì về nó. Nó được bao phủ bằng kệ băng dày vài trăm mét. Điều quan trọng là chúng tôi tới đó một cách nhanh chóng trước khi môi trường dưới biển thay đổi, ánh sáng mặt trời lọt xuống nước và những loài mới bắt đầu xâm lấn".

Ông Linse và các nhà nghiên cứu tới đảo Falkland. Các nhà khoa học đại diện cho 9 cơ quan nghiên cứu riêng biệt sẽ nghiên cứu trên tàu BAS RRS James Clark Ross, sử dụng vệ tinh giám sát để giúp họ vượt qua vùng nước băng tuyết bị nhiễm khuẩn để đến đích xa xôi.

Giám đốc khoa học David Vaughan, nói: "Chúng ta cần phải táo bạo trong vấn đề này. Larsen C là con đường dài phía nam và có rất nhiều vùng biển đóng băng trong khu vực. Đây là nghiên cứu khoa học quan trọng, vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để nhóm có được địa điểm họ cần."

Phát hiện thế giới ẩn dưới lớp băng Nam Cực sau 120.000 năm - Ảnh 3.

Băng Nam Cực.

Trong chuyến đi 3 tuần, các nhà nghiên cứu sẽ thu thập các mẫu động vật biển, vi khuẩn, sinh vật phù du, trầm tích, và mẫu nước, ghi lại làm bằng chứng về động vật có vú sống ở biển hoặc chim đã di cư đến vùng nước biển. Đó là kế hoạch, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng họ không biết gì về nơi đó.

"Chúng tôi đang đi vào một lĩnh vực mà chúng tôi không biết chúng tôi cần tìm gì. Và đây là điều thú vị" – ông Linse nói.

"Tôi hy vọng sẽ tìm thấy những động vật tương tự như con vật chúng tôi đã thấy ở vùng biển sâu. Vì thế, các loài động vật không được ăn thức ăn xanh, bởi vì không có thực vật phù du trong nước... Chúng tôi không biết cho đến khi nhìn thấy nó."

Điều chắc chắn là các nhà nghiên cứu còn tận dụng tối đa cơ hội chưa từng có này đến chừng nào có thể, bởi vì 100.000 năm mới có cơ hội quan sát.

Theo nhà sinh thái học hàng hải Julian Gutt từ Viện Nghiên cứu Địa cực và Hàng hải Alfred Wegener ở Đức - một trong những cơ quan tham gia chuyến đi này, nói rằng: "Tôi không thể tưởng tượng được sự dịch chuyển nhanh chóng đến thế trong điều kiện môi trường ở bất kỳ hệ sinh thái nào trên Trái Đất".

Nguồn bài và ảnh: Science Alert

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận coi là " chống lại nền văn minh của loài người"!
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:29 CH
Nghi lễ chính thức tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh 09-Nov. 2017
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nơi giam giữ các thành viên hoàng tộc Ả Rập cũng đạt tới mức độ xa hoa tột cùng trên thế giới.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:40 CH
Trưa 6-11, huyện Vạn Ninh ghi nhận thêm 4 trường hợp chết trên biển, người dân cũng đưa vào bờ 3 người ở Ninh Hòa. Số người chết ở Khánh Hòa vì bão số 12 tăng không ngừng
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:16 CH
Khi Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho cá chép ăn tại Cung điện Alaska ở Tokyo, CNN và các một số kênh truyền thông khác đã cố tình bóp méo tình tiết để bêu xấu hình ảnh của ông Trump, theo Fox News.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:50 SA
Những hàng hóa Mỹ mang đến lần này, ngoài trực thăng còn có hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt tại sân bay phục vụ chuyên cơ của Tổng thống Mỹ khi đáp xuống Đà Nẵn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Triều Tiên là một quốc gia bí ẩn không đi theo “con đường bình thường”, vì thế người dân thế giới thật khó có thể hiểu được họ.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:28 SA
13h ngày 6/11, nước sông Thu Bồn tại Hội An đã lên đỉnh 3,11m, vượt báo động 3 (mức nguy hiểm nhất) 1,11 m. Hơn 50% diện tích đô thị cổ chìm trong biển nước.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Những tiếng rao không chỉ mang giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, kích thích các giác quan của chúng ta.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc .