Nga phóng phòng thí nghiệm vũ trụ lớn nhất lên ISS

Thứ Sáu, 30 Tháng Bảy 20211:00 CH(Xem: 2955)
Nga phóng phòng thí nghiệm vũ trụ lớn nhất lên ISS

Sau 14 năm trì hoãn, module nghiên cứu đa năng Nauka của Nga cuối cùng đã được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào hôm qua.

Nga phóng phòng thí nghiệm vũ trụ lớn nhất lên ISS

Nga phóng module Nauka lên ISS. Video: Roscosmos/NASA.

Module gắn trên đỉnh tên lửa Proton-M cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur Cosmodrome ở Kazakhstan vào lúc 21h58 ngày 21/7 theo giờ Hà Nội. Đây là dự án phòng thí nghiệm vũ trụ lớn nhất của Nga, ban đầu có kế hoạch được phóng lên vào năm 2007 nhưng bị trì hoãn cho đến nay.

"Khoảng 40 phút sau khi cất cánh, module đã tách ra khỏi tên lửa Proton-M. Nó đang bắt đầu chuyến bay tự hành kéo dài 8 ngày tới ISS", Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos cho biết trong một tuyên bố trên Twitter.

Ba phút sau đó, Nauka triển khai thành công ăng-ten và các tấm pin năng lượng mặt trời. Module cũng được trang bị động cơ riêng để nâng độ cao lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Nó dự kiến cập bến ISS vào ngày 29/7.

Mô phỏng module Nauka sau khi ghép nối với phân đoạn quỹ đạo Nga trên ISS. Ảnh: NASA.

Mô phỏng module Nauka sau khi ghép nối với phân đoạn quỹ đạo Nga trên ISS. Ảnh: NASA.

Với chiều dài hơn 13 m, đường kính 4,3 m và nặng tới 22 tấn, phòng thí nghiệm vũ trụ mới của Nga chứa các cơ sở nghiên cứu, nhà vệ sinh, hệ thống tái tạo oxy, thiết bị tái chế nước tiểu, đồng thời cung cấp giường dự phòng cho các phi hành gia.

Module cũng mang theo Cánh tay robot châu Âu (ERA), một thiết bị khổng lồ do công ty hàng không Airbus chế tạo cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) để phục vụ phân đoạn quỹ đạo của Nga. Nó có thể di chuyển và lắp đặt các bộ phận có khối lượng lên tới 8.000 kg, đồng thời vận chuyển phi hành gia từ địa điểm làm việc này sang địa điểm làm việc khác trong các chuyến đi bộ ngoài không gian.

Cánh tay robot châu Âu (ERA). Ảnh: ESA/Airbus.

Cánh tay robot châu Âu (ERA). Ảnh: ESA/Airbus.

Trước khi Nauka cập bến, các phi hành gia trên ISS phải tháo cổng ghép nối Pirs trên module dịch vụ Zvezda của Nga. Nhiệm vụ này đã được lên lịch vào lúc 20h17 ngày mai.

Pirs đã ở trên ISS gần 20 năm, đóng vai trò như một bến đỗ và chốt chặn cho phòng thí nghiệm quỹ đạo. Khi tách khỏi trạm, nó sẽ rơi trở lại Trái Đất một cách có kiểm soát: bốc cháy một phần trong bầu khí quyển trước khi đáp xuống Thái Bình Dương khoảng 4 giờ sau đó, theo hãng thông tấn Nga TASS.

Đoàn Dương (Theo Space)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 07 Tháng Hai 20185:00 SA
“Tại sao trong những trích đoạn được xem, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng vấn từ miền Bắc Việt Nam? - Vậy trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có
Thứ Bảy, 27 Tháng Giêng 20182:00 CH
NASA vừa công bố hai hình ảnh mới tuyệt đẹp về mặt trăng Titan của sao Thổ - nơi các nhà khoa học tin rằng đủ điều kiện để hình thành sự sống ngoài Trái đất.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Trong danh sách nữ quân nhân quân đội các nước sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời nhất chắc không đâu qua được Isreal, khi cả tài lẫn sắc của họ đều vẹn toàn.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Bằng kỹ thuật nghiêng ống kính, nhiếp ảnh gia người Bỉ mang đến cho người xem những bức ảnh rất đặc biệt về New York
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Trong khi Tổng thống Donald Trump rời Trung Quốc sang Việt Nam thì Đệ nhất phu nhân Mỹ tiếp tục ở lại Bắc Kinh, đi thăm vườn thú và Vạn Lý Trường Thành.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Trong một cuốn sách của tác giả Nicky Dubrovskaya và Noel Bush, người ta tìm thấy 12 mẫu chữ ký của những người vĩ đại nhất trong lịch sử của nhân loại.