Tượng đá bí ẩn khiến ta đặt ra giả thuyết : Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long?

Thứ Sáu, 12 Tháng Hai 20219:00 SA(Xem: 6688)
Tượng đá bí ẩn khiến ta đặt ra giả thuyết : Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long?
tuong-Acambaro-1

Phần lớn các nhà cổ sinh vật học và địa chất học đều cho rằng khủng long tồn tại trong khoảng thời gian từ 220 triệu cho tới 65 triệu năm trước. Trong khi đó, loài người cổ đại Homo Sapiens được tuyên bố xuất hiện trong khoảng 200 nghìn năm trước. Điều này cho thấy khủng long và con người không thể chung sống trong cùng một thời đại.

Tuy vậy, quá trình khám phá các di chỉ khảo cổ lại phát hiện ra nhiều bằng chứng phủ nhận quan điểm trên. Những bức tượng Acambaro tại Mexico là một trong những ví dụ như vậy.

Một phần trong số 33 nghìn bức tượng Acambaro.


Một phần trong số 33 nghìn bức tượng Acambaro.

Bộ sưu tầm gồm 33 nghìn bức tượng

Tháng 7 năm 1944, Waldemar Julsrud, một thương gia người Đức tình cờ vấp phải một bức tượng hình thù khủng long khi đang trên đường đến một ngọn núi thuộc thành phố Acambaro (Mexico). Vốn là một nhà sưu tập cổ vật, Julsrud ngay lập tức nhận ra điểm kỳ lạ của bức tượng này.

Julsrud sau đó đã huy động nhân công để tiến hành một cuộc tìm kiếm và đào bới qui mô lớn xung quanh khu vực phát hiện ra bức tượng. Nỗ lực này giúp nhóm người Julsrud khai quật được tới 33 nghìn bức tượng khác. Các bức tượng được nung từ đất sét và phần lớn mang hình thù của những sinh vật cổ đại. Hơn thế, nhiều bức tượng còn mô tả hình ảnh chung sống của con người và khủng long.


Các bức tượng mang hình thú các loài khủng long.

Bộ sưu tầm của Julsrud ngay lập tức tạo nên sự hứng thú đối với giới nghiên cứu khảo cổ. Chỉ riêng về số lượng và sự đa dạng, tập hợp tượng Acambaro đã được xem như một trong những bộ sưu tập có giá trị nhất trên thế giới.

Luận điểm nghi ngờ

Bộ tượng đất nung Acambaro là một bằng chứng khiến những người ủng hộ quan điểm khủng long đã tuyệt chủng từ cách đây 65 triệu năm phải cảm thấy bối rối. Nếu tin tưởng vào bằng chứng nơi các bức tượng, điều này đồng nghĩa với việc lịch sử loài người sẽ phải viết lại. Do đó, các quan điểm nghi ngờ đều tập trung chứng minh bộ sưu tầm Acambaro là những hiện vật khảo cổ giả.

Năm 1956, nhà khảo cổ người Mỹ Charles Di Peso lên đường sang Mexico nhằm xác nhận tính thật giả của các bức tượng Acambaro. Sau quá trình phân tích, Di Peso nhận định các bức tượng có vẻ không giống với các cổ vật có niên đại lâu đời.

Các bức tượng bị nghi ngờ bởi chúng vẫn giữ được chất lượng khá tốt.


Các bức tượng bị nghi ngờ bởi chúng vẫn giữ được chất lượng khá tốt.

Theo Di Peso, hầu hết các bức tượng không bị hư hại đáng kể. Lượng bụi bám trong các kẽ nứt không nhiều. Di Peso đưa ra phỏng đoán ban đầu rằng các bức tượng chỉ mới được chôn dưới đất trong khoảng 10 năm trước khi được phát hiện vào năm 1944.

Để bổ sung cho công bố, Di Peso đặt thêm một nghi ngờ. Ông cho rằng khu vực Acambaro tồn tại rất ít các hóa thạch khủng long. Nếu con người sống tại Acambaro tạo ra các bức tượng, họ sẽ lấy hình ảnh tham khảo từ đâu nếu khu vực này không có dấu hiệu tồn tại của nhiều loài khủng long.

Di Peso cho rằng ắt hẳn đã có một gia đình tại Acambaro đã tạo nên các bức tượng đất nung dựa trên hình ảnh các quái vật tiền sử được miêu tả trong những cuốn sách sinh vật có tại bảo tàng tự nhiên.

Bộ sưu tầm Acambaro còn có cả những bức tượng của những sinh vật biển


Bộ sưu tầm Acambaro còn có cả những bức tượng của những sinh vật biển được cho là đã tuyệt chủng từ hàng chục triệu năm trước.

Bác bỏ công bố của Di Peso

Những người phủ nhận công bố của Charles Di Peso vô cùng đông đảo. Áp lực này khiến Di Peso phải tiến hành thêm những phân tích dựa trên thử nghiệm hóa học. Đợt phân tích thứ hai, chính Di Peso phải thừa nhận rằng ông chưa thể xác định được chính xác thời điểm tạo ra các bức tượng. Từ con số phỏng đoán 10 năm trước năm 1944, Di Peso đưa ra thay đổi với ước chừng niên đại của bộ tượng Acambaro rơi vào khoảng 200 năm tuổi.

Không chỉ riêng Di Peso, nhiều nghiên cứu phủ nhận khác cũng không thể đứng vững được trước các quan điểm phản biện. Một lập luận mạnh mẽ ủng hộ cho giả thuyết khủng long và con người cùng tồn tại, cũng như tính giá trị của bộ tượng Acambaro được công bố vào năm 1992.

Đây là năm mà giới sinh vật học công bố bản đồ giải phẫu tuyến gai của loài khủng long Sauropod. Trong khi đó, một bức tượng Acambaro từ năm 1944 đã mô tả chính xác hình dáng và tuyến gai của loài khủng long này.

Không hề đơn giản để suy luận ra được bản đồ giải phẫu tuyến gai của loài Sauropod.


Không hề đơn giản để suy luận ra được bản đồ giải phẫu tuyến gai của loài Sauropod.

Điều này đặt ra một loạt câu hỏi: Phải chăng con người cổ đại đã từng tận mắt nhìn thấy khủng long? Làm thế nào mà họ có khả năng mô tả chúng theo cách chính xác mà không cần tới các kiến thức suy luận về giải phẫu học?

Bên cạnh đó, xung quanh khu vực Acambaro không hề ghi nhận một gia đình nào có truyền thống làm đồ đất nung. Để tạo ra 33 nghìn bức tượng phải cần tới một xưởng gốm gồm hàng trăm công nhân hoạt động trong nhiều năm. Rõ ràng một xưởng gốm lớn như vậy sẽ có tiếng tăm trong lịch sử văn hóa của thành phố Acambaro.

3 bức tượng này miêu tả hình ảnh con người thuần hóa khủng long


3 bức tượng này miêu tả hình ảnh con người thuần hóa khủng long. Một số khác lại miêu tả cảnh khủng long đang làm hại con người.

Thêm nữa, một xưởng gốm sẽ không sản xuất số lượng lớn sản phẩm chỉ để tiêu khiển. Nếu sản xuất, họ sẽ làm theo đơn đặt hàng của một ai đó. Nếu có người bỏ tiền cho bộ sưu tầm đồ sộ 33 nghìn bức tượng, người đó ắt sẽ không chôn vùi kho tàng quí giá này tại khu vực vùng núi hẻo lánh vào thời điểm đầu thập kỷ 1900 (thời điểm sản xuất các bức tượng theo quan điểm của những người nghi ngờ).

Chính bởi chưa thể chứng minh được tính thật giả của tượng Acambaro nên đến nay, bộ sưu tầm 33 nghìn bức tượng được mặc nhiên nhìn nhận như một trong những bí ẩn thú vị nhất của ngành khảo cổ thế giới.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận coi là " chống lại nền văn minh của loài người"!
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:29 CH
Nghi lễ chính thức tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh 09-Nov. 2017
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nơi giam giữ các thành viên hoàng tộc Ả Rập cũng đạt tới mức độ xa hoa tột cùng trên thế giới.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:40 CH
Trưa 6-11, huyện Vạn Ninh ghi nhận thêm 4 trường hợp chết trên biển, người dân cũng đưa vào bờ 3 người ở Ninh Hòa. Số người chết ở Khánh Hòa vì bão số 12 tăng không ngừng
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:16 CH
Khi Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho cá chép ăn tại Cung điện Alaska ở Tokyo, CNN và các một số kênh truyền thông khác đã cố tình bóp méo tình tiết để bêu xấu hình ảnh của ông Trump, theo Fox News.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:50 SA
Những hàng hóa Mỹ mang đến lần này, ngoài trực thăng còn có hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt tại sân bay phục vụ chuyên cơ của Tổng thống Mỹ khi đáp xuống Đà Nẵn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Triều Tiên là một quốc gia bí ẩn không đi theo “con đường bình thường”, vì thế người dân thế giới thật khó có thể hiểu được họ.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:28 SA
13h ngày 6/11, nước sông Thu Bồn tại Hội An đã lên đỉnh 3,11m, vượt báo động 3 (mức nguy hiểm nhất) 1,11 m. Hơn 50% diện tích đô thị cổ chìm trong biển nước.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Những tiếng rao không chỉ mang giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, kích thích các giác quan của chúng ta.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc .