Nhà báo tự do: Đáng buồn vì đài báo trực thuộc chính phủ im tiếng về Hoàng Sa

Thứ Ba, 19 Tháng Giêng 20215:11 SA(Xem: 4719)
Nhà báo tự do: Đáng buồn vì đài báo trực thuộc chính phủ im tiếng về Hoàng Sa
voatiengviet.com

Nhà báo tự do: Đáng buồn vì đài báo trực thuộc chính phủ im tiếng về Hoàng Sa

VOA Tiếng Việt

Một số báo, trang tin đông người theo dõi ở Việt Nam gồm Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, VNExpress hôm 19/1 đăng các bài viết gợi nhớ đến cuộc hải chiến Hoàng Sa xảy ra cách đây 47 năm.

Trong khi đó, các báo đài trực thuộc chính phủ và Đảng Cộng sản gồm Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, VOV, VTV không lên tiếng về sự kiện này, theo quan sát của nhà báo tự do Chu Vĩnh Hải, và ông nói với VOA rằng đó là điều đáng buồn, đáng trách.

Quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông bị Trung Quốc chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Nam Việt Nam, vào đầu năm 1974. Nước Việt Nam thống nhất sau đó, nay mang tên chính thức là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chưa bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền về quần đảo, mặc dù cho đến nay không nắm giữ thực thể nào ở đó.

Hải chiến Hoàng Sa nổ ra sáng ngày 19/1/1974, ít ngày sau khi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cố gắng ngăn chặn việc Trung Quốc đưa người của họ lên chiếm một số đảo.

Theo lời kể của các sĩ quan hải quân VNCH trực tiếp tham gia trận đánh, lúc 10h25 phút ngày hôm đó, 4 tàu chiến của VNCH nổ súng tấn công 4 tàu chiến Trung Quốc.

Sau khoảng 30 phút đấu pháo dữ dội, tất cả các tàu của cả hai bên đều trúng đạn, chịu thiệt hại, nhưng 1 tàu của VNCH phải bỏ lại, 3 tàu khác của VNCH rút lui. 75 binh sĩ VNCH tử trận trong hải chiến, không có con số thương vong bên phía Trung Quốc.

Đến 11h10 phút ngày 19/1/1974, hải quân Trung Quốc tăng viện với 2 tàu chiến nữa và chiếm toàn bộ Hoàng Sa.

Nhắc nhở độc giả về sự kiện này, hôm nay, 19/1/2021, báo Tiền Phong thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đăng bài “Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiềm”.

Nội dung bài báo của Tiền Phong kể về “cuộc chiến âm thầm” giữa những ngư dân Việt đối đầu với tàu chiến Trung Quốc ở cụm Nguyệt Thiềm. Các ngư dân vẫn thường xuyên ra vào nơi này, bám biển mưu sinh và hương khói cho các tử sĩ VNCH, bài báo cho hay.

Cũng nói về các ngư dân đi ra nơi đầu sóng ngọn gió để “giữ biển trời tổ quốc”, bất chấp nguy cơ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đâm chìm, tính mạng như treo trên sợi tóc, tờ Thanh Niên thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng ngày đăng bài “Hoàng Sa xa mà gần: Có chồng đi biển Hoàng Sa”.

Nói về một khía cạnh khác, báo Tuổi Trẻ thuộc Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh đăng bài “Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa”.

Nội dung bài này nói về Nhà trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng, nơi tiếp nhận và lưu giữ các hình ảnh, tài liệu, hiện vật khẳng định Việt Nam có chủ quyền đối với Hoàng Sa và quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

Vào chiều 19/1/2021, trang VNExpress tường thuật trong bài “Tri ân các nhân chứng Hoàng Sa” rằng ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, trong buổi sáng cùng ngày đã đến thăm các nhân chứng từng sống, làm việc, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.

Ông Đồng được trang tin có nhiều độc giả trên mạng nhất ở Việt Nam trích lời nói rằng việc làm của ông có mục đích “tri ân những bậc cha ông đã bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ không quên Hoàng Sa là một phần máu thịt chưa về với đất mẹ Việt Nam”.

Từ Vũng Tàu, ông Chu Vĩnh Hải, một nhà báo tự do sau khi rời bỏ cơ quan báo chí nhà nước, bình luận với VOA về việc một số báo đăng bài về sự kiện Hoàng Sa trong khi các báo đài khác không đăng:

“Các báo đài của chính phủ như VOV, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân… không có thông tin gì về sự kiện hải chiến Hoàng Sa hết cả, và đó là điều rất đáng buồn, rất đáng trách ở đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam. Còn tôi nghĩ một số báo họ vượt rào họ đưa tin về sự kiến hải chiến Hoàng Sa thôi, chứ họ không được Ban Tuyên giáo bật đèn xanh đâu”.

VOA quan sát thấy nhiều người Việt, bao gồm những người thuộc giới đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ, sử dụng mạng xã hội để tưởng nhớ sự kiện này.

(VOA đang tiếp tục cập nhật, sẽ sớm có bài đầy đủ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20175:00 SA
"Một thử thách chống viêm bằng vắc xin có thể làm giảm sút tâm trạng trong khoảng 48 giờ," Ed Bullmore, người đứng đầu bộ môn tâm thần học của Đại học Cambridge
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, kì bí, ẩn chứa nhiều sự tình uẩn khúc, quanh co của lịch sử đến nay vẫn chưa từng được lí giải. Hãy cùng điểm lại những bí mật,
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20179:39 SA
(HNPD) Nếu có dịp hạ cánh đến Sydney vào ban đêm, du khách sẽ được nhìn thấy ánh sáng chói lòa của thành phố xa hoa nhất nước Úc, với nhà hát Opera House và cây cầu cảng nổi tiếng.Thành phố cảng Sydney
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 201711:40 CH
Vậy là một chiếc lá phong đơn giản lại chứa đựng cả sự ngọt ngào trong cảnh sắc, văn hóa và tình yêu thiên nhiên của con người Canada
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Những chiếc mặt nạ mà phụ nữ người Bandari đeo có lẽ nổi bật nhất trong những trang phục khác thường của họ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Tròn 50 năm trước vào ngày 4/10/1957, lịch sử thế giới đánh dấu một cột mốc mới bằng việc Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Trông chúng như những viên đá tròn trịa, mềm mại mà lại còn khá giống mới vòng 3 của chị em phụ nữ. Vậy rốt cuộc chúng là sinh vật kỳ lạ gì đây?
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Với phòng xông hơi, bồn tắm bằng đồng, lò sưởi xoay, ngôi nhà gỗ được xây dựng quanh cây sồi ở Anh là ứng cử viên
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Hàng năm, Liên Hợp Quốc công bố danh sách các nước hạnh phúc nhất thế giới. Dưới đây là 10 quốc gia hạnh phúc nhất mà bạn nên ghé thăm.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hiện nay ở tỉnh Ninh Thuận còn ít nhất hai địa điểm từng lưu dấu của cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu