Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá

Thứ Bảy, 06 Tháng Giêng 20183:00 SA(Xem: 9653)
Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá

Khoảnh khắc một đứa trẻ ra đời bao giờ cũng là giờ phút trọng đại của bất cứ gia đình nào trên thế giới này.

Và trong số hàng triệu triệu bà mẹ đưa những đứa trẻ cất tiếng khóc đầu tiên mỗi ngày đó, có rất nhiều người may mắn được ở trong bệnh viện ấm áp, có điều kiện thoải mái rồi sau đó lại trở về nhà bằng xe ô tô hay phương tiện nào đó rất tiện nghi.

Họ dường như chẳng phải lo lắng gì về những khó khăn do thời tiết mang lại mà chỉ cần chuẩn bị tinh thần thật tốt để chăm con trong những ngày sắp tới.

Nhưng đó chỉ là phần nhiều chứ không phải tất cả phụ nữ trên thế giới này đều được như vậy mà vẫn còn vô số những mảnh đời dù đến ngày sinh nở vẫn phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, vượt mọi khó khăn để tới được nơi có sự giúp đỡ của bác sĩ.

Và những bà mẹ ở Ladakh (phía bắc Ấn Độ) là như vậy, gần đến ngày sinh nở, họ phải đi bộ quãng đường tới 72 km dưới thời tiết có lúc xuống đến -35 độ C mới tới được bệnh viện gần nhất để sinh con.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 1.

Phụ nữ ở vùng Ladakh sinh con rất vất vả và nhọc nhằn.

Ladakh được gọi mệnh danh là tiểu Tây Tạng trên đất Ấn Độ vì nơi đây từ khoảng tháng 11, tuyết sẽ rơi dày đặc và nhiệt độ có thể giảm xuống tới tận -35 độ C. Nền nhiệt này sẽ kéo dài khoảng 6 tháng trong vòng một năm khiến cho toàn bộ bị đóng băng và lạnh lẽo.

Thêm vào đó, nơi đây cũng không có bác sĩ hay cơ sở y tế nào nên phụ nữ mang thai và sinh con phải đi quãng đường xa xôi, lạnh giá, vất vả rồi sau đó lại trở về trên chính con đường đó một cách nhọc nhằn.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 2.

Các bà bầu ở đây phải đi bộ cả gần trăm cây số mới tới được bệnh viện.

Câu chuyện của những phụ nữ đó đã chạm đến sự thấu hiểu của một hiếp ảnh gia người Iceland tên là Tim Vollmer. Người đàn ông này đã có một cuộc hành trình cùng với các sản phụ của vùng Ladakh đi sinh con và trở về.

Trên đường đi, Tim đã ghi lại được những hình ảnh quý giá về sự kiên cường chống chọi với cái giá lạnh của không chỉ các bà mẹ mà còn của cả những đứa trẻ mới được sinh ra.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 3.

Phải trải qua quãng đường dài, sức lực của những phụ nữ này gần như cạn kiệt.

Cuộc sinh của những phụ nữ ở đây bắt đầu bằng việc đeo gùi sau lưng rồi lầm lũi bước đi dọc theo con đường tên là Chadar dọc dòng song băng Zanskar. Các sản phụ và gia đình không có lựa chọn nào khác ngoài hành trình này để tới được bệnh viện.

Dù bụng mang dạ chửa to như vậy nhưng có lúc họ phải quỳ gối để đi mới tránh được việc bị trơn trượt trên đường băng có độ cao tới 3.500 mét so với mực nước biển.

Nếu một phụ nữ sống ở vùng có khí hậu ôn hòa khi nhìn thấy cảnh này chắc sẽ rớt nước mắt vì thương cho các bà bầu này mất, bởi việc chống chọi với thiên nhiên quả thực quá sức chịu đựng.

Trải qua 8 đến 9 ngày ròng rã đi ngoài trời, ban đêm ngủ phải chui vào hang động đốt lửa sưởi ấm, đến khi tới được bệnh viện cũng là lúc các bà bầu này gần như kiệt sức.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 4.

Thời tiết khắc nghiệt của vùng đất này kéo dài tới 6 tháng trong một năm.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 5.

Cuộc sinh giống như một cuộc di cư của cả nhà vậy.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 6.

Ban đêm họ phải đốt lửa sưởi ấm trong hang động.

Sau khi sinh con xong, các bà mẹ ở Ladakh sẽ bọc con lại cẩn thận và địu con về nhà cũng bằng chính con đường đó và dưới thời tiết giá lạnh đó.

Điều họ lo sợ nhất khi đi về chính là đứa trẻ bị lạnh đông cứng, bởi dù được bọc trong nhiều lớp chăn, khuôn mặt của các bé sơ sinh vẫn tím ngắt vì quá lạnh.

Nhiếp ảnh gia Tim Vollmer khi chứng kiến những cảnh này đã phải thốt lên rằng: "Khi gặp những gia đình này, tôi đã phải khuất phục trước sự hi sinh quá lớn lao của họ để có thể sinh ra những đứa trẻ".

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 7.

Những đứa trẻ tím tái vì lạnh.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 8.

Dù chúng đã được bọc kỹ trong chăn nhưng cũng không thể nào lại được với tuyết băng.

Còn với các bác sĩ ở bệnh viện, họ đều không khỏi kinh ngạc và khâm phục khả năng chịu đựng của các sản phụ.

Mỗi người phụ nữ đi sinh không phải ai cũng có chồng đi theo hỗ trợ, một số phải đi một mình khá vất vả. Còn với những gia đình bắt buộc chồng phải cùng đi thì họ thường phải cho cả những đứa lớn rồng rắn đi theo, rất nhọc nhằn.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 9.
Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 10.

Một số sản phụ phải có chồng đi cùng để hỗ trợ trong suốt quãng đường đi, nhưng không phải ai cũng được như vậy.

Làm mẹ là nhiệm vụ quan trọng nhất trên thế gian nhưng trước khi có được điều đó họ phải sinh con trước đã. Và với những phụ nữ ở vùng lạnh giá Kadakh này, họ thực sự là những bà mẹ vĩ đại.

Họ bất chấp thời tiết và nguy hiểm để được nhìn thấy con ra đời khỏe mạnh. Với những gia đình này, nhiêu đó thôi cũng đã là niệm hạnh phúc lớn lao hơn tất thảy.

Cuộc sinh nở gian nan của những phụ nữ phải đi bộ suốt 9 ngày trời, trong giá buốt -35 độ mới đến được trạm xá - Ảnh 11.

Chỉ cần nhìn thấy đứa trẻ ra đời khỏe mạnh là những người phụ nữ nơi đây đã sáng bừng sức sống.

Nguồn: Pixanews

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Tường quán treo rất nhiều tranh ảnh từ năm 1910 đến nay, trong đó có cả xương gà trong bữa tối của những người lính tham gia Thế chiến I.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Cư dân mạng hiện đang xôn xao trước hình ảnh về một nồi cá kho tương - món ăn tưởng như cực kỳ dân dã. Có điều, những chú cá được dùng để kho lại là... cá chép Koi.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20171:31 SA
Một người đàn ông lái chiếc thuyền về phía ngôi nhà dựng trên tảng đá lớn giữa dòng sông Drina, thị trấn Bajina Basta, phía tây Serbia, hôm 22/3. Ngôi nhà được một nhóm đàn ông trẻ tuổi xây dựng vào năm 1968
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Sự thật là bạn gần như sẽ không bao giờ thấy quốc gia nào có màu tím trên cờ của mình. Lý do vì sao nhỉ?
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Những robot này đều là các nguyên mẫu tiền đề để Hanson Robotics tạo ra Sophia.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Thành phố thông minh Belmont sẽ tạo ra một cộng đồng có tư duy tiên phong và cơ sở hạ tầng hiện đại.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Luôn được biết đến như một trong những quốc gia hạnh phúc, văn minh và đáng sống nhất thế giới, Thụy Điển có nhiều điều khiến thế giới phải nể phục và ước ao.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy một thành phố bí ẩn được xây dựng trên một hòn đảo ở giữa Thái Bình Dương. Có rất nhiều điều bí ẩn về nó, nhiều người tin rằng thành phố
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Mới đây, những hình ảnh về một quân đội Triều Tiên đã được đăng tải trên các mặt báo, phơi bày một Triều Tiên hoàn toàn khác biệt với những cuộc duyệt binh hoành
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20176:44 SA
Cuối tuần này, hàng chục ngàn người Zimbabwe đã đổ xuống đường phố Harare để ca hát, nhảy múa. Họ ôm chầm lấy nhau và ôm những người lính họ gặp trên đường phố trong một cảm xúc vỡ òa sau gần 40 năm kiềm nén.